Các bệnh lý về xương khớp, trong đó có gai cột sống đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Gai cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều độc giả hiện nay đã gửi về cho chúng tôi. Để giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Gai cột sống là bệnh gì?
Gai cột sống là căn bệnh nằm trong nhóm thoái hóa cột sống. Thuật ngữ này dùng để chỉ các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài hoặc 2 bên của cột sống. Gai cột sống còn được định nghĩa là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống do viêm cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống. Gai xương hình thành cản trở cử động của các đốt sống, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ dài của xương gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như thế nào. Thông thường, khu vực cổ và thắt lưng hay mắc chứng bệnh này nhất.
Các gai xương xuất hiện ở cột sống
>>> XEM THÊM: Từ A-Z những điều cần biết về gai cột sống L4-L5
Triệu chứng nhận biết gai cột sống như thế nào?
Có khoảng 42% số trường hợp sẽ phải đối mặt với các vấn đề do gai cột sống gây ra. Đây không phải là tỷ lệ nhỏ. Theo thời gian, mối nguy hiểm của bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến rễ dây thần kinh, tủy sống với nhiều hệ lụy đáng sợ. Các dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết được sẽ xuất hiện khi gai cọ xát với xương khác hoặc phần mềm ở xung quanh như rễ thần kinh, dây chằng. Cụ thể, các triệu chứng bệnh gai cột sống rõ ràng nhất là:
- Vị trí dễ xuất hiện gai xương là cổ và thắt lưng.
- Đau thường xuất hiện ở tại vị trí có gai xương, đau tăng khi đứng hoặc đi.
- Tê bì, mất cảm giác, ngứa hoặc nóng ran phần cánh tay, đùi hông, chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều, giảm khi nghỉ ngơi, dẫn đến hạn chế hoạt động của cơ thể.
- Cơ bắp yếu, teo cơ, đặc biệt ở tay và chân.
- Trường hợp nặng, gai cột sống chèn vào rễ thần kinh sẽ gây ra các cơn đau dọc theo chiều dây thần kinh, lan sang 2 tay, đau khắp lưng hoặc lan xuống 2 chân.
- Mất cân bằng cơ thể, khó kiểm soát mỗi khi tiểu tiện và đại tiện.
- Rối loạn thần kinh thực vật (tăng tiết mồ hôi, giảm hô hấp, tăng/giảm huyết áp).
>>> XEM THÊM: Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây gai cột sống là gì?
Nằm giữa 2 đốt sống có 1 bộ phận dạng đĩa tròn được gọi là đĩa đệm. Dưới áp lực của trọng lượng cơ thể, theo thời gian, đĩa đệm này sẽ bị thoái hóa, mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Kết quả, các đốt sống cạnh nhau sẽ tiếp xúc trực tiếp và bắt đầu mòn dần do ma sát. Khi đó, cơ thể sẽ tập trung chuyển canxi về vị trí này để làm lành tổn thương và vô tình tạo thành các gai xương. Các nguyên nhân gây gai cột sống thường gặp:
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ khiến cho cấu trúc và chức năng của đốt sống, đĩa đệm, dây chằng suy yếu, dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho gai xương phát triển.
- Thói quen sinh hoạt, lao động: Hay phải mang vác nặng, động tác đi đứng, vận động, ngồi học sai tư thế,… cũng gây ra những tổn thương cho cột sống.
- Chấn thương cột sống: Các tai nạn, chấn thương sẽ gây ra những tổn thương ở sụn khớp, cột sống, đĩa đệm.
- Sự lắng đọng calci ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Hay gặp ở người lớn tuổi.
- Viêm cột sống mạn tính: Làm phần sụn bị bào mòn, bề mặt dần trở nên thô ráp, xù xì, dần dần sẽ khiến 2 đầu xương sẽ tiếp xúc với nhau và hình thành gai xương.
Ngồi sai tư thế lâu ngày dẫn tới gai cột sống
>>> XEM THÊM: 2 cách chữa gai cột sống bằng rau rền gai và cây xương rồng hiệu quả ra sao?
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Câu hỏi đặt ra là: Gai cột sống có nguy hiểm không? Khi phát triển, gai sẽ gây ra những cơn đau nhức từ âm ỉ, dai dẳng đến dữ dội gây đau nhức, tê cứng cột sống.
- Với các trường hợp gai xương xuất hiện ở vùng cổ sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các động tác ngửa cổ, xoay phải, xoay trái. Cơn đau có thể kéo lên đầu, gây đau nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt. Một số trường hợp nặng, cơn đau lan xuống cánh tay, bàn tay, làm tê bì, hạn chế vận động, co cứng cơ, không cầm nắm được và lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ, liệt.
- Tương tự, với các trường hợp gai xương xuất hiện ở vùng thắt lưng, người bệnh có biểu hiện đau nhức, khó đứng thẳng, cúi, xoay trái, phải, đi lại khó khăn, không mang vác được, khu vực tổn thương bị co cứng, tê mỏi. Lúc đầu là những cơn đau âm ỉ, sau đó, mức độ đau sẽ tăng dần đến dữ dội, gây mất khả năng đi lại, lao động. Một số trường hợp, cơn đau lan xuống hông, mông, đùi, chân và bàn chân khiến người bệnh không thể đi lại, làm việc như bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc và kinh tế của gia đình.
- Đau nhức dữ dội khiến người mắc lười vận động, khí huyết lưu thông kém, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, gây choáng váng, mất cân bằng cơ thể.
- Trong một số trường hợp, nếu xảy ra hiện tượng gai gãy và rơi vào trong các khớp xương sẽ khiến việc co duỗi khớp trở nên khó khăn. Nếu gai xương mọc gần rễ dây thần kinh, trong hoặc gần ống tủy sẽ gây chèn ép, cọ xát, tắc nghẽn các dây thần kinh, làm mất cảm giác, tê liệt tay, chân hoặc rối loạn đại tiểu tiện. Tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ khiến các dây thần kinh và tủy bị tổn thương trầm trọng, dẫn đến liệt cột sống vĩnh viễn.
- Rối loạn lo âu, trầm cảm: Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau nhức cả ngày lẫn đêm, mất khả năng lao động, gây rối loạn lo âu, trầm cảm.
Ngoài ra, gai cột sống còn có thể gây rối loạn phản xạ, hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, sụt cân,…
Gai cột sống có nguy hiểm không?
>>> XEM THÊM: Bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì và kiêng gì?
Các biện pháp điều trị gai cột sống như thế nào?
Để điều trị gai cột sống hiệu quả, cần phối hợp nhiều biện pháp như: Sử dụng thuốc tây y trong giai đoạn cấp, kết hợp đông y để ngăn chặn tái phát và các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục hỗ trợ nâng cao hiệu quả.
Điều trị tây y
Các thuốc thường được sử dụng là nhóm thuốc NSAID giúp giảm đau, nhóm thuốc corticoid để chống viêm, vitamin nhóm B làm xương chắc khỏe. Ba nhóm thuốc trên được phối hợp điều trị để làm giảm các cơn đau nhức, tê bì tay chân và cảm giác khó chịu của người mắc gai cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng trong giai đoạn cấp vì có nhiều tác dụng phụ trên gan, thận.
- Ngoài ra, có thể sử dụng thêm dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ để nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Kết hợp với massage, vật lý trị liệu hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng đều là những biện pháp áp dụng tốt, không có hại.
- Phẫu thuật: Đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị gai cột sống khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ hệ thần kinh, gây tê bì chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại vị trí cũ do nó là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể với phản ứng viêm. Vì vậy, phương pháp này thường ít được sử dụng.
Theo y học cổ truyền:
Một số phương pháp vật lý trị liệu bằng y học cổ truyền: Châm cứu, bấm huyệt, giác hơi,... sẽ hỗ trợ làm giảm sự phát triển của gai xương, hạn chế khả năng calci lắng đọng quá mức – yếu tố gây bệnh rất phổ biến. Đồng thời, kết hợp với các bài thuốc đông y sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn và an toàn.
Bệnh gai cột sống là gì, nên điều trị như thế nào? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Thông giải đáp qua video sau:
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu an toàn, hiệu quả
Cốt Thoái Vương – Giải pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống an toàn
Cũng như các bệnh lý xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các biện pháp đưa ra đều nhằm hạn chế sự phát triển của gai xương và giảm nhẹ triệu chứng. Việc sử dụng thuốc tây y kéo dài lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nắm bắt được những bất cập của tây y trong điều trị gai cột sống, giới chuyên gia đã không ngừng nghiên cứu và bào chế nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm, bổ sung sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất và các hoạt chất sinh học cho xương chắc khỏe, đĩa đệm dẻo dai, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn gai cột sống.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương
Tác dụng của Cốt Thoái Vương có được là do sự kết hợp giữa các thành phần:
- Dầu vẹm xanh: Chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng ngừa thoái hóa, gai cột sống. Ngoài hàm lượng vitamin, dầu vẹm xanh cũng rất giàu protein, khoáng chất, các enzyme,... là yếu tố quan trọng với xương khớp. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Dầu vẹm xanh giúp giảm sưng đau, cứng khớp, phục hồi khả năng vận động tốt trên 70% số trường hợp, trong đó, giảm sưng khớp là 93,7% và không gây tác dụng phụ.
- Nhũ hương: Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm, chủ trị các chứng đau do phong tê thấp, viêm sưng.
- Các vitamin B (B1,B2) và K2: Giúp giảm đau và duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể.
- Glycin: Một amin có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau, giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.
- MSM (Methylsulfonylmethane): Giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp, giảm viêm và chống oxy hóa.
Tất cả những thành phần này đã góp phần nâng cao hiệu quả giảm đau và ngăn chặn tình trạng gai cột sống tiến triển. Đặc biệt, Cốt Thoái Vương là sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài, hiệu quả có thể thấy rõ rệt sau:
- Từ 2 – 4 tuần: Các triệu chứng đau bắt đầu thuyên giảm, vận động dễ dàng hơn.
- Từ 2 – 3 tháng: Tình trạng đau được cải thiện rõ rệt, đi lại thoải mái, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh.
- Duy trì từ 3 – 6 tháng: Các triệu chứng đau không còn nữa, ngăn chặn các cơn đau tái phát.
Với thắc mắc: Gai cột sống có nguy hiểm không? Xin được khẳng định lại: Bệnh có thể để lại biến chứng khó lường nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Đừng quên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Cốt Thoái Vương để phòng ngừa và ngăn chặn gai cột sống tiến triển ngay từ hôm nay, bạn nhé!
Thu Trang
THÔNG TIN THAM KHẢO
Kinh nghiệm khắc phục bệnh gai cột sống thành công
Bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương – SĐT: 0983141823) bị gai cột sống và chèn ép dây thần kinh tọa. Cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Liễu trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện gai cột sống của người khác TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Dùng Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị gai cột sống thắt lưng lâu dài có ảnh hưởng gì không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn:
>>> XEM THÊM: Lời khuyên của chuyên gia về cách khắc phục tình trạng gai cột sống TẠI ĐÂY.
Cốt Thoái Vương cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý
Mới đây năm 2019, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam”.
Giải thưởng uy tín của Cốt Thoái Vương
Nếu còn thắc mắc về vấn đề gai cột sống có nguy hiểm không và cách điều trị hay đặt mua sản phẩm Cốt Thoái Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 1800.6104 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0902.207.112 để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.