Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý khiến người bệnh đau nhức, khó chịu tới mất ăn mất ngủ nên luôn muốn điều trị thật nhanh chóng. Tuy nhiên, thay vì cứ đi tìm hiểu bệnh gai cột sống thắt lưng và cách điều trị phụ thuộc quá nhiều vào bác sĩ, bạn hãy tự chọn cho mình một lối sống tích cực, bệnh sẽ tự khắc lùi xa.

Bệnh gai cột sống lưng là gì?

Khi nhắc đến gai cột sống thắt lưng, nhiều người còn thắc mắc đây là bệnh gì? Các chuyên gia cho biết, bệnh gai cột sống thường xuất hiện phổ biến ở hai vị trí chính là vùng cổ và vùng thắt lưng, trong đó thắt lưng là vùng phổ biến nhất vì đây là bộ phận hoạt động nhiều, gánh chịu áp lực và trọng lượng cơ thể.

Bệnh gai cột sống lưng là gì? 

Bệnh gai cột sống lưng là gì?

Thực chất bệnh gai đốt sống lưng là sự phát triển thêm của các gai xương trên thân đốt, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp. Cụ thể, sụn khớp là phần được cấu tạo chủ yếu từ collagen, nước, proteoglycan; khi có tổn thương hoặc thoái hóa thì các tế bào sụn sẽ dần bị suy giảm chức năng khiến cho quá trình tái tạo sụn khớp cũng bị rối loạn theo.

Hệ quả của quá trình này là mâm đốt sống phải gánh chịu một lực tải cao hơn, từ đó hình thành các gai xương nằm phía ngoài rìa thân đốt sống thắt lưng. Những gai xương phát triển thêm này thường có hình dáng khá thô và đặc.

Bệnh chủ yếu bắt gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, đặc biệt là người lớn tuổi vì cơ thể đang dần bước vào quá trình lão hóa. Người bệnh gai cột sống lưng thường bị các cơn đau nhức hành hạ, không chỉ đau ở vùng thắt lưng mà cơn đau còn lan xuống chân khiến việc đi lại, vận động khó khăn. Những trường hợp bệnh nặng còn khiến cột sống bị cong vẹo một bên, co rút cơ thắt lưng,... Chính vì thế, việc nhận biết bệnh gai cột sống lưng và cách điều trị là thông tin mọi người cần nắm được.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu an toàn, hiệu quả 

Gai cột sống thắt lưng và cách điều trị

Trong khi các biện pháp trị liệu khó có thể làm gai cột sống biến mất thì sức mạnh mà các bài tập luyện mang lại có thể giúp người bệnh đối phó với cơn đau. Bạn biết đấy, khi cơ lưng, cơ bụng bị yếu sẽ gây khó khăn cho cột sống trong việc nâng đỡ cơ thể và chuyển động. Chính vì vậy nếu bạn luyện cơ bắp làm ổn định cột sống thì cơn đau cũng tự khắc thuyên giảm. Các bài tập dưới đây không chỉ tốt cho sức mạnh cơ bắp, giúp xương khớp chắc khỏe mà còn khiến cho cuộc sống của bạn năng động, vui nhộn hơn rất nhiều. Hãy thử nhé!

 Gai cột sống thắt lưng và cách điều trị

Gai cột sống thắt lưng và cách điều trị

Yoga

Không giống như các phương pháp điều trị y tế luôn hướng tới sửa chữa bộ phận cơ thể, yoga tác động đến nhiều vấn đề sức khỏe cùng một lúc. Các tư thế trong yoga có thể làm tăng tính linh hoạt, luyện sức mạnh cơ bắp và thiết lập lại sự cân bằng trong cơ thể. Thiền và thở sâu giúp giảm căng thẳng, làm gia tăng cảm giác hạnh phúc. Dưới đây là một số bài tập người bị gai cột sống nên áp dụng: 

Tư thế đứa trẻ 

- Giữ đầu gối quỳ xuống và cong hông về phía gót chân càng nhiều càng tốt. 

- Sau đó, căng hai tay ra trước mặt và lòng bàn tay thả lỏng, trán chạm thảm yoga đồng thời hít sâu.

- Trở lại tư thế ban đầu sao cho tay đưa về phía chân từ từ ngồi thẳng lưng, mông chạm chân. Lặp lại động tác này 3 lần/ngày.

tu-the-dua-tre

Tư thế đứa trẻ 

Tư thế rắn hổ mang 

Tư thế này giúp tăng độ linh hoạt của cột sống, cũng như giảm đau lưng.

- Nằm sấp, duỗi chân trên sàn. Đặt hai bàn tay dưới vai, ôm hai khuỷu tay sát hai bên ngực. Giữ mũi chân, hai đùi và xương mu bám chặt trên mặt sàn.

- Giữ bàn tay chạm nhẹ trên mặt sàn. Hít vào, nâng vai, ngực khỏi sàn đến độ cao bạn vẫn duy trì cảm nhận kết nối với xương mu và chân. Hướng xương cụt về xương mu, và hướng xương mu về phía rốn, hướng hai khớp hông về giữa.

- Làm săn chắc bả vai kháng lại với lưng, hít thở sâu mở rộng xương sườn về trước. Nhấc vai, ngực từ đỉnh xương ức nhưng tránh đẩy các xương sườn trước về phía trước, để tránh làm cứng lưng dưới, duỗi đều toàn bộ cột sống.

- Giữ tư thế trong 10-15 giây, thở ra, hạ thân trước xuống sàn.

tu-the-ran-ho-mang
Tư thế rắn hổ mang

Tư thế cây cầu 

- Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông.

- Khoảng cách giữa hông và gót chân bằng một bàn tay. 

- Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống. Hơi thu cằm xuống ngực để thư giãn gáy.

- Hít vào, cảm nhận chiều dài của lưng áp trên sàn. Thở ra, đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng lên khỏi sàn, cao hết mức bạn có thể. 

- Giữ hai bàn chân nằm ngay dưới đầu gối.

- Giữ nguyên tư thế và hít vào. Khi thở ra, hạ lưng xuống sàn từng phần một - trước tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, rồi mới tới hông. 

- Lặp lại chuỗi động tác trong khoảng từ 6 đến 8 nhịp thở, chỉ cử động khi thở ra.

- Sau khi kết thúc bài tập hãy kéo hai đầu gối về phía ngực và vòng tay ôm lấy gối. Thả lỏng hai vai. Đu đưa chậm rãi từ bên này sang bên kia và cảm nhận lưng bạn đang đè xuống sàn.

tu-the-cay-cau

Tư thế cây cầu

Pilates

Pilates là phương pháp giảm cân bằng cách kết hợp một chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát để tăng sức mạnh cho cơ bắp và cải thiện sức khỏePilates tập trung vào kiểm soát chuyển động, tư thế và hơi thở. Được ưa chuộng bởi các vũ công chuyên nghiệp, bài tập kiểu này vừa cải thiện sự cân bằng lại có thể luyện tập sức mạnh cơ bắp, sức bền và tính linh hoạt của cột sống. Trong một thử nghiệm lâm sàng năm 2006, các nhà nghiên cứu phân ngẫu nhiên 21 tình nguyện viên bị đau lưng được điều trị bằng Pilates và 18 người bệnh khác vẫn tiếp tục hoạt động thể chất thông thường, có tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi cần thiết. Sau 1 năm áp dụng gai cột sống và cách điều trị, mức độ đau trung bình ở những người trong nhóm Pilates chỉ bằng một nửa số người luyện tập bình thường. Dưới đây là một số động tác đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà: 

Bài tập chống đẩy 

Bắt đầu ở tư thế chống khuỷu tay, nhún người thấp xuống sao cho ngực cách sàn tầm 3 cm.

Sau đó quay lại vị trí ban đầu.

Thực hiện 12-15 lần

bai-tap-chong-day

Bài tập chống đẩy

Bài tập nghiêng người một bên

- Ngồi nghiêng người sang một bên (tư thế nàng tiên cá).

- Đầu gối khụy nhẹ với đầu gối chân phải chạm đầu gối trái.

- Một tay đặt thẳng trên chân, tay còn lại chống xuống sàn, lòng bàn tay phẳng với mặt sàn. 

- Sau đó, nâng hông lên vòng tay qua đầu và quay lại vị trí ban đầu. Thực hiện 10 lần cho mỗi bên.

bai-tap-nghieng-nguoi-mot-ben

Bài tập nghiêng người một bên 

tu-van

Đi bộ, đạp xe

Đi bộ và đạp xe là những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với những người bị gai cột sống, khi thực hiện môn thể thao này cần lưu ý khi đạp xe: 

- Nên chọn đoạn đường bằng phẳng, tránh đi đường xóc, mấp mô nhiều “ổ gà” bởi điều này sẽ tác động mạnh đến đĩa đệm của cột sống, thậm chí có thể khiến các đốt sống bị chệch ra ngoài. 

- Đi với tốc độ từ từ, không đạp quá nhanh.

- Chọn xe có chiều cao phù hợp với bản thân, không đi xe quá cao hay quá thấp cũng đều ảnh hưởng đến cột sống. 

- Nên sử dụng đai cố định cột sống và giảm áp lực cho đĩa đệm trong quá trình đạp xe.

- Ban đầu bạn nên đi khoảng 1km rồi tăng dần sao cho sau khi đạp xe không cảm thấy mệt mỏi hay cảm giác đau nhức tại vị trí có gai cột sống. 

- Nên thực hiện kiên trì hàng ngày, giúp giảm đau, cột sống linh hoạt, dẻo dai hơn.

Khi đi bộ thì cần lưu ý: 

- Tư thế đi bộ: Đầu thẳng hướng về phía trước, giữ lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Khi mới bắt đầu, nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát.

- Trong khi đi, kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở để cơ thể không bị mất sức.

- Mỗi ngày, nên dành 30 – 45 phút để đi bộ.

Nên lựa chọn giày thể thao vừa chân, tránh đi dép lê hoặc mang giày quá rộng.

- Nếu thấy đau chân sau một thời gian tập luyện đi bộ, bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt. Bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám bàn chân để có thể tiếp tục luyện tập mà không còn đau.

di-bo-giup-cai-thien-gai-cot-song

Đi bộ giúp cải thiện gai cột sống 

Bơi lội 

Bơi lội không chỉ giúp khớp và nhóm cơ lưng được dẻo dai, mạnh khỏe hơn mà còn làm giảm quá trình thoái hóa cột sống, cải thiện chứng đau lưng, ngăn chặn gai cột sống tiến triển hiệu quả. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập 3 buổi/1 tuần, mỗi lần kéo dài từ 25-30 phút. Trong thời gian đầu bạn có thể bơi chậm và tăng dần theo khả năng trong các buổi tiếp theo. Lưu ý, người bị gai cột sống nên tránh một số kiểu bơi đòi hỏi vận động lưng nhiều như bơi ếch, bơi bướm.

boi-loi-giup-cai-thien-benh-gai-cot-song

Bơi lội giúp cải thiện gai cột sống 

>>>XEM THÊM: Từ A-Z những điều cần biết về gai cột sống L4-L5

Cốt Thoái Vương - Giải pháp an toàn giúp phòng và cải thiện gai cột sống hiệu quả, an toàn 

Mặc dù tình trạng gai cột sống không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài, mất cảm giác vùng lưng, chi dưới thậm chí là tê liệt nửa người khi các gai xương phát triển dài ra và chèn ép vào rễ thần kinh, các mô xung quanh. Các phương pháp điều trị hiện nay lại chỉ giải quyết phần ngọn nghĩa là khắc phục các triệu chứng như dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật loại bỏ các gai xương mà không tác động vào căn nguyên gây ra tình trạng gai cột sống là do quá trình lão hóa tự nhiên và sự thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, dù đã phẫu thuật để loại bỏ gai nhưng chúng sẽ lại nhanh chóng xuất hiện trở lại, thậm chí phát triển với tốc độ nhanh hơn trước đây. Chính vì vậy, việc lựa chọn biện pháp tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gai cột sống là vô cùng cần thiết. Nắm bắt được những bất cập trong điều trị gai cột sống hiện nay, các nhà khoa học đã kết hợp những tinh hoa của y học cổ truyền với sự tiến bộ của nền y học hiện đại để bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương.

Theo các chuyên gia, để có một cột sống khỏe mạnh, phòng ngừa gai cột sống, hãy duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày kết hợp với sử dụng Cốt Thoái Vương. Nếu chẳng may bạn đã bị gai cột sống "hỏi thăm" thì nên kết hợp các phương pháp điều trị nói trên kết hợp với uống Cốt Thoái Vương với liều hỗ trợ điều trị 6 viên/ ngày chia 2 lần, các triệu chứng đau lưng, buốt, tê bì từ thắt lưng lan xuống hông, đùi, chân sẽ được cải thiện đáng kể. 

Có được những tác dụng như vậy là bởi sản phẩm Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh chứa nhiều chất bổ dưỡng, các vitamin, omega 3, protein, khoáng chất, các enzyme, chondroitin sulfate, glycosaminoglycans,... tác động vào nguyên nhân gây gai cột sống đó là bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa từ đó ngăn chặn gai xương xuất hiện, tiến triển. Kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương có tác dụng chữa tay chân nhức mỏi, co quắp, tê bại, hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm ở cột sống. Các vitamin B (B1, B2) và K2 giúp giảm đau, bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Glycin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm. MSM (Methylsulfonylmethane) có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp, cột sống, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp. Magiê là một loại khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo xương, ngăn chặn sự co cơ. 

Như vậy, việc kết hợp Cốt Thoái Vương với các bài tập yoga, pilates, đi bộ, đạp xe, bơi lội sẽ giúp cột sống thẩm thấu tối đa chất dinh dưỡng, tăng cường lưu thông máu, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, ngăn chặn gai cột sống phát triển dài hơn, giảm viêm tại vùng rễ thần kinh bị chèn ép,... từ đó cải thiện các triệu chứng đau do gai cột sống hiệu quả.

 Cốt Thoái Vương giúp cải thiện gai cột sống thắt lưng

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện gai cột sống thắt lưng

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Anh Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1966 - SĐT: 0919763726) trú tại số nhà 221 đường Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từng bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, phải bỏ nghề lái ghe. Nhưng không ngờ, anh đã cải thiện chỉ sau hơn 1 tháng uống Cốt Thoái Vương:

Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện gai cột sống bằng Cốt Thoái Vương

* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Đánh giá của chuyên gia

Gai cột sống L4 L5 có thể làm chèn ép dây thần kinh khiến chân bị đau tê. Trong trường hợp này, cần đi tới bệnh viện chụp cộng hưởng từ để xác định chính xác vị trí thoái hóa. Hãy lắng nghe Chuyên gia Lê Quang Chí Cường tư vấn cách điều trị trong nội dung video:

Xem thêm: Gai cột sống là gì và cách điều trị ra sao? Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm giải đáp TẠI ĐÂY

Hãy tập cho mình một lối sống năng động hơn với các bài tập, cơn đau do gai cột sống lưng sẽ sớm tự biến mất! Nếu còn thắc mắc về bệnh gai cột sống hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ