Đau vai gáy và cách điều trị tại nhà như thế nào vừa đơn giản, hiệu quả lại nhanh chóng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo thống kê, có đến hơn 85% số người phải ngồi 1 tư thế làm việc như: Công nhân may, lái xe, nhân viên văn phòng bị đau vai gáy. Vậy tại sao đau vai gáy lại phổ biến đến vậy? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là hội chứng rối loạn thần kinh cơ, đặc trưng bởi sự co cứng cục bộ và đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh. Đau vai gáy cũng có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai, gáy. Thông thường, rối loạn tuần hoàn và giảm lưu thông máu ở vùng cột sống hay do kéo giãn dây thần kinh quá mức gây rối loạn chức năng thần kinh vùng vai gáy đều có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy.
Đau vai gáy là bệnh gì?
>>> XEM THÊM: Bị thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì thì tốt?
Nguyên nhân gây đau vai gáy là gì?
Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân gây đau vai gáy là gì? Theo kết luận của các chuyên gia, tình trạng đau vai gáy xảy ra do nhiều nguyên nhân, điển hình là:
Ít vận động
Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau vai gáy ở những người thường xuyên phải ngồi nhiều như: Lái xe, nhân viên văn phòng,... Ngồi quá lâu, ít vận động, không thay đổi tư thế thường xuyên khiến các đĩa đệm, sụn và đốt sống lấy dinh dưỡng bằng quá trình thẩm thấu. Bởi vậy, nếu bạn ít vận động, các bộ phận này không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, lâu dần sẽ bị suy yếu, thoái hóa. Ngoài ra, ngồi trong môi trường điều hòa, quạt quá lâu sẽ làm giảm sự cung cấp oxy đến các cơ quan, tế bào, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ và dẫn đến đau vai gáy hay tê bì chân tay,…
Bệnh lý về xương khớp, cột sống
Các bệnh lý về xương khớp, cột sống: Dị tật về xương khớp từ nhỏ, vẹo đốt sống cổ bẩm sinh, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hay bị chấn thương vùng cổ,… khiến cho dây thần kinh chèn ép, tổn thương, máu kém lưu thông hơn, dẫn đến đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay,…
Tuổi tác
Tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên xảy ra là nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy ở những người trung niên. Lý do là bởi, ở độ tuổi này, quá trình sản sinh và làm mới ở các sụn khớp giảm, xương khớp dễ bị tổn thương, không còn dẻo dai như trước nên chỉ cần một vài tác động mạnh cũng có thể gây đau vai gáy, tê tay,…
Một số nguyên nhân khác
Thói quen nằm ngủ kê gối cao, cứng, nằm nghiêng, ngâm nước quá lâu, thường xuyên mang vác nặng, sai tư thế khi lao động, chơi thể thao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thường xuyên,... cũng có thể gây đau vai gáy.
Ít vận động cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy
>>> XEM THÊM: Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5 – C6 là gì?
Đau vai gáy và cách điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả ai cũng cần biết
Đau vai gáy và cách điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bị đau vai gáy do thói quen sinh hoạt, sai tư thế khi lao động,... thì có thể khắc phục bằng biện pháp thay đổi lối sống, tư thế khi lao động,... Còn với các trường hợp đau vai gáy là do bệnh lý về xương khớp, cột sống như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,... thì việc chữa khỏi hoàn toàn là điều không thể. Phác đồ điều trị chỉ có thể làm giảm đau, ngăn chặn bệnh tiến triển và các cơn đau tái phát mà thôi.
Các thuốc giảm đau, giãn cơ,... thường được kê đơn nhưng chỉ có tác dụng tạm thời mà lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Còn phẫu thuật chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết vì có nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau mổ. Vì vậy, khi có biểu hiện đau vai gáy, bạn cần có biện pháp chăm sóc, khắc phục đúng cách để vừa giúp giảm đau lại ngăn chặn bệnh tiến triển hiệu quả. Muốn làm được điều này, người bị đau vai gáy cần nắm rõ mục tiêu trong điều trị như sau:
- Trước mắt: Giảm đau, chống viêm, cải thiện khả năng vận động.
- Lâu dài: Làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường dinh dưỡng cho đốt sống, đĩa đệm, phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm tiến triển thành thoát vị, ngăn chặn đau vai gáy tái phát.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện cơn đau và ngăn chặn bệnh tiến triển, tái phát hiệu quả tại nhà bạn nên áp dụng:
Thay đổi lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng
- Không nằm gối quá cao hay quá cứng bởi nó làm quá trình lưu thông máu bị hạn chế, gây đau vai gáy vào buổi sáng, lâu dần sẽ thúc đẩy nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, cột sống.
- Hạn chế mang vác hoặc làm các công việc nặng nhọc, quá sức. Nếu tính chất công việc buộc phải làm thì cần chú ý thực hiện đúng tư thế, dành thời gian nghỉ ngơi cho xương khớp, cột sống.
- Với nhân viên văn phòng, những người làm công việc phải đứng, ngồi lâu một vị trí thì cần thường xuyên thay đổi tư thế, thỉnh thoảng đi lại, vận động để cơ thể được thả lỏng, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau vai gáy. Lưu ý, không nên bẻ cổ, khớp ngón tay, chân bởi nó có thể gây tổn thương đến các mô sụn ở đầu khớp.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau vai gáy
- Nên ăn đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: Canxi, magiê, vitamin nhóm B,...
- Không nên ăn các loại đồ ăn, thức uống gây hại cho cơ thể như: Thức ăn nhanh, đồ khô, đóng hộp, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nước uống có cồn, cà phê, thuốc lá,…
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối.
Áp dụng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, để cải thiện tình trạng đau vai gáy hiệu quả, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp sau:
- Tắm bằng nước ấm hoặc xông hơi giúp máu lưu thông tốt hơn đến các bộ phận trên toàn cơ thể, từ đó cải thiện và phòng ngừa đau vai gáy hiệu quả.
- Dùng cây ngải cứu: Đây là bài thuốc dân gian chữa các bệnh xương khớp, cột sống từ hàng ngàn năm nay. Nhờ có tính kháng viêm, giảm đau tốt nên cho đến nay, bài thuốc từ dược liệu này vẫn được áp dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng đau vai gáy, đau nhức cột sống. Dưới đây là 2 cách thường được áp dụng:
+ Chườm nóng bằng muối hạt và ngải cứu: Lấy toàn cây ngải cứu, rửa sạch, bỏ các lá già và tạp chất khác. Đặt chảo lên bếp, đổ ngải cứu và muối vào rang cho đến khi chuyển sang màu vàng thì đổ ra túi chườm, đắp lên vùng bị đau vai gáy. Nếu nóng quá, có thể để một chiếc khăn mỏng ở giữa lưng và túi chườm để tránh bị bỏng. Mỗi ngày chườm 3 - 4 lần để giảm cơn đau.
+ Sắc lá ngải cứu với nước để uống: Lấy lá ngải cứu và lá lốt tươi mỗi loại 100g, rửa sạch bằng nước muối. Để ráo, cho vào nồi sắc cùng với 700ml nước, khi nước sôi thì tắt bếp, rót ra bát uống hàng ngày đến khi hết đau.
- Xoa bóp: Theo y học cổ truyền, xoa bóp giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, làm giãn mạch máu, mềm các bó cơ bị co cứng, từ đó giảm đau vai gáy hiệu quả. Hơn nữa, xoa bóp còn giúp tăng khả năng tập trung, giảm căng thẳng, phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị đau vai gáy bằng xoa bóp được nhiều người áp dụng:
+ Xoa bóp bằng dầu dừa: Trước khi thực hiện, hãy tắm bằng nước ấm, lấy khăn mềm lau khô người, thoa dầu dừa lên vị trí đau, kết hợp động tác xoa bóp như day, bóp, véo để cơ vai gáy được thư giãn. Thực hiện khoảng 5 - 10 phút, dùng khăn thấm nước ấm, lau sạch vai.
- Xoa bóp bằng rượu gấc: Lấy 100 hạt gấc đem nướng chín, đập dập, lấy phần nhân bên trong, giã nhuyễn rồi cho vào hũ thủy tinh. Thêm 2 lít rượu trắng vào lắc đều, ngâm ít nhất 10 ngày là có thể sử dụng. Khi xoa bóp, lấy khoảng 10ml rượu gấc, bôi lên vùng vai gáy bị đau và xoa bóp. Mỗi ngày nên thực hiện ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn: “Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?” qua video sau:
>>> XEM THÊM: Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nguy hiểm không?
Cốt Thoái Vương – Giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện đau vai gáy hiệu quả, an toàn
Đau vai gáy tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây trở ngại lớn trong quá trình sinh hoạt, lao động của người mắc. Đặc biệt, nếu đau vai gáy không được khắc phục sớm, hiệu quả sẽ khiến cử động vùng cổ, vai và tay bị hạn chế. Các phương pháp điều trị hiện nay hầu hết chỉ làm giảm triệu chứng mà không tác động được vào căn nguyên gây ra tình trạng đau vai gáy, khiến các cơn đau hay tái phát cũng như có chiều hướng tăng dần cả về tần suất và mức độ.
Hiện nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vừa giúp giảm đau, chống viêm lại làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn đau vai gáy tiến triển nặng hơn. Nổi bật trong dòng sản phẩm này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh rất giàu vitamin omega-3, protein, khoáng chất, các enzyme, chondroitin sulfate, glycosaminoglycans,... cho cột sống chắc khỏe. Đồng thời còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa, từ đó giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cổ hiệu quả.
Cốt Thoái Vương giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy
Để nâng cao hiệu quả cải thiện đau vai gáy, các chuyên gia đã kết hợp với nhiều dược liệu quý khác trong thành phần của Cốt Thoái Vương đó là:
- Thiên niên kiện, nhũ hương có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết hóa ứ, kháng viêm, mạnh gân xương, chữa tay chân nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.
- Các vitamin B (B1, B2) giúp nâng cao tác dụng giảm đau, cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Glycin: Một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.
- MSM (Methylsulfonylmethane) có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây đau vai gáy.
- Magiê là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt là đối với xương khớp, magie có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, ngăn chặn sự co cơ, bảo đảm tính bền vững dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng hấp thụ canxi.
- Canxi cũng là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo xương.
- Đặc biệt, trong thành phần của Cốt Thoái Vương còn có vitamin K2 còn là chất xúc tác quá trình đưa canxi vào xương.
Sự kết hợp độc đáo này đã giúp Cốt Thoái Vương trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người bị đau vai gáy hơn 10 năm nay.
Thắc mắc: Bị đau vai gáy và cách điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả đã có lời giải đáp. Để giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau vai gáy hiệu quả, lâu dài đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương mỗi ngày, bạn nhé!
Nam Anh
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Ông Nguyễn Văn Buôn (sinh năm 1966, ở ấp Xóm Đồng, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - SĐT: 0944.036.332) từng bị những cơn đau do chứng thoái hóa cột sống cổ “quấy rầy” trong suốt 2 năm và phải nghỉ làm. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng sử dụng Cốt Thoái Vương, đến nay, ông đã có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
>>> XEM THÊM: Chia sẻ cách cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống của người khác TẠI ĐÂY.
* Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia
Người bị đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ dùng Cốt Thoái Vương có hiệu quả không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân tư vấn qua video sau:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn phương pháp cải thiện thoái hóa đốt sống cổ TẠI ĐÂY
Nếu còn thắc mắc về đau vai gáy và cách điều trị hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh