Bị đau vai gáy nên làm gì cho nhanh khỏi là câu hỏi đang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay trên mạng xã hội. Đây là hiện tượng khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải và đang có xu hướng tăng nhanh. Vậy đau vai gáy là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Đau vai gáy là gì?
Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, được đặc trưng bởi tình trạng đau mỏi, nhức nhối, tê bì khó chịu, co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ vùng cổ, gáy và vai. Thời điểm xuất hiện cơn đau thường là vào sáng sớm, khi người mắc vừa ngủ dậy hoặc lúc làm việc. Những đối tượng dễ bị đau vai gáy “hỏi thăm” đó là: Nhân viên văn phòng, người thường xuyên làm công việc bê vác nặng nhọc, vận động viên, người cao tuổi,… Dưới đây là những triệu chứng nhận biết đau vai gáy thường gặp, giúp bạn phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời:
Đau vai gáy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh
- Lúc đầu, cơn đau xuất hiện ở cổ, vai, gáy, sau đó lan sang những vùng lân cận gây đau mỏi cánh tay, lưng trên,... Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị tê tay, rối loạn cảm giác các chi, đau nửa đầu, đau dây thần kinh vai gáy,… làm hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, công việc.
- Mức độ đau tăng khi hoạt động mạnh hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
>>> XEM THÊM: 4 cách chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản, hiệu quả
Đau vai gáy - Nguyên nhân do đâu?
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy:
- Luyện tập thể dục thể thao quá sức, không đúng kỹ thuật, không khởi động kỹ,... sẽ phản tác dụng, gây ra các cơn đau mỏi vai gáy, cơ bắp.
- Tính chất công việc: Ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế khiến các cơ ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép, gây đau mỏi. Ngoài ra, việc này còn làm cho quá trình lưu thông khí huyết ở vùng cột sống cổ bị ảnh hưởng, dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng dây thần kinh và gây đau.
- Nằm ngủ sai tư thế: Gối cao, nằm trên đệm quá mềm, nằm gục trên bàn,... khiến mạch máu bị chèn ép, giảm lưu thông khí huyết vùng cổ và gây đau mỏi.
- Chấn thương: Tai nạn, chơi thể thao,... làm tổn thương cột sống vùng cổ, dây chằng, gân, đốt sống cũng sẽ khiến bạn có biểu hiện đau nhức, khó chịu.
Chấn thương do chơi thể thao gây đau vai gáy
- Nhiễm lạnh: Thay đổi thời tiết đột ngột, đang ngoài trời nóng đi vào phòng điều hòa, tắm nước lạnh,... làm khí huyết ngưng trệ, gây nhức mỏi vai gáy.
- Thiếu dinh dưỡng: Cơ thể bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu, dẫn tới tê bì, đau nhức vùng vai gáy.
- Thoái hóa cột sống cổ: Khi bị thoái hóa cột sống cổ, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép dây thần kinh gây đau đớn, nhức mỏi, khó vận động vùng cổ.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Khối nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau vai gáy, đau buốt vùng cổ, cảm giác như bị kim châm, nhất là khi vận động đột ngột hoặc quá mạnh. Trường hợp nặng có thể gây hạn chế vận động, tê yếu chi trên, thậm chí teo cơ tay, mất cảm giác và liệt vĩnh viễn.
- Rối loạn chức năng thần kinh: Khi các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn quá mức cũng sẽ gây đau. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, giảm khả năng tập trung.
Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Mai Thị Minh Tâm tư vấn: “Đau mỏi vai gáy là bệnh gì và nên điều trị như thế nào?” qua video sau:
>>> XEM THÊM: Bị đau vai gáy nên ăn gì, kiêng gì để bớt tê mỏi?
Bị đau vai gáy nên làm gì?
Khi bị đau vai gáy nên làm gì cho nhanh khỏi là điều đang được rất nhiều độc giả quan tâm. Để có thể khắc phục tình trạng đau vai gáy, người mắc cần lựa chọn phương pháp điều trị đáp ứng được mục tiêu trước mắt là giảm đau, cải thiện khả năng vận động và lâu dài là ngăn chặn bệnh tái phát. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng hiện nay:
- Xoa bóp: Đây là phương pháp khá phổ biến giúp cải thiện triệu chứng đau vai gáy. Tốt nhất nên kết hợp với các loại dầu, cao xoa bóp giảm đau để nâng cao hiệu quả. Dùng tay day, lăn theo đường tròn từ cổ qua gáy, đến 2 bên vai bị đau. Sau đó, dùng các ngón tay ôm lấy vùng cơ ở cổ vai gáy rồi bóp, đồng thời kéo thịt. Mỗi động tác thực hiện 3 - 5 lần.
- Tập yoga: Một số bài tập yoga cũng giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng đau vai gáy rất tốt, ví dụ như:
+ Tư thế rắn hổ mang: Nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng, từ từ nâng phần trước ngực lên cao, 2 tay chống xuống sàn, dang rộng bằng vai và mặt nhìn thẳng về phía trước. Giữ nguyên tư thế, đồng thời hít thở nhẹ nhàng sẽ giúp giảm căng phần cơ lưng, thư giãn cột sống và giảm đau vai gáy. Thực hiện động tác này 2 - 3 lần mỗi ngày.
Tư thế rắn hổ mang giúp giảm đau vai gáy
+ Tư thế con mèo: Ngồi ở tư thế quỳ, đặt 2 tay xuống sàn, lòng bàn tay song song với nhau, khoảng cách rộng bằng vai. Từ từ nhấc lưng và mông lên, 2 cánh tay song song với 2 chân, vuông góc với mặt sàn. Đầu thẳng, mắt nhìn xuống sàn. Hít vào, giữ toàn thân thẳng, đẩy bụng xuống dưới sàn. Thở ra, nâng bụng và cột sống lên phía trên trần nhà. Đầu cúi xuống. Lặp đi lặp lại từ 10 - 20 lần.
Giảm đau vai gáy bằng tư thế con mèo
- Sử dụng thuốc giảm đau: Các thuốc thường được áp dụng là giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày,...
- Phẫu thuật: Chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết như thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ gây chèn ép tủy sống, có nguy cơ liệt hoặc điều trị bằng thuốc không tác dụng. Bởi phương pháp này tiềm ẩn rủi ro trong và sau phẫu thuật, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
>>> XEM THÊM: Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nguy hiểm không?
Cốt Thoái Vương – Giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện đau vai gáy hiệu quả, an toàn
Các phương pháp điều trị đau vai gáy có rất nhiều, tuy nhiên, hầu hết đều chỉ đáp ứng được mục tiêu ngắn hạn là giảm đau và cải thiện khả năng vận động, nhưng lại không tác động vào nguyên nhân nên các cơn đau vẫn tái phát thường xuyên, thậm chí mức độ ngày càng nặng hơn. Chính vì lý do này, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp đã nghiên cứu và đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm đã và đang được hàng triệu người tin tưởng sử dụng với những ưu điểm đó là: An toàn, hiệu quả, vừa giảm triệu chứng lại có thể tác động vào nguyên nhân, từ đó ngăn chặn đau vai gáy tái phát rất tốt. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương – có thành phần chính là dầu vẹm xanh chứa vitamin, omega-3, protein, khoáng chất, các enzyme, chondroitin sulfate, glycosaminoglycans,... cho cột sống chắc khỏe, giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, từ đó giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy
Bên cạnh đó, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như:
- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, chữa tay chân nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.
- Nhũ hương có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm, chủ trị các chứng đau do phong tê thấp,...
- Các vitamin B (B1, B2) và K2 giúp giảm đau, bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Vitamin K2 còn là chất xúc tác quá trình đưa canxi vào xương.
- Glycin: Một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.
- MSM (Methylsulfonylmethane) có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây đau vai gáy.
- Magie là một loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt là đối với xương khớp, magie có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, ngăn chặn sự co cơ, bảo đảm tính bền vững dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng hấp thụ canxi.
- Canxi cũng là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo xương. Vitamin K, D và canxi được coi là “kiềng 3 chân” giúp xương chắc khỏe.
Tất cả những thành phần này đã tạo nên công thức tuyệt vời mang tên Cốt Thoái Vương giúp giảm đau vai gáy hiệu quả, an toàn.
Thắc mắc: Bị đau vai gáy nên làm gì đã có lời giải đáp. Để giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau vai gáy hiệu quả, đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương mỗi ngày, bạn nhé!
Nam Anh
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Cô Lê Thùy Trang (sinh năm 1964, tại số 350/24 Nguyễn Văn Lượng, Phường 16, Quận Gò Vấp, TP.HCM – SĐT: 0916.573.748) bị đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm từ 15 năm trước. May mắn từ khi sử dụng Cốt Thoái Vương tình trạng của cô đã cải thiện đáng kể. Cùng xem chia sẻ của cô qua video sau:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ cách cải thiện tình trạng đau lưng của người khác TẠI ĐÂY.
* Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia
Bị thoái hóa cột sống gây đau đốt sống lưng, dùng Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị có được không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh giải đáp:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn phương pháp cải thiện đau lưng TẠI ĐÂY
Nếu còn thắc mắc về vấn đề bị đau vai gáy nên làm gì hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh