Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý mạn tính gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy bạn hãy bỏ túi ngay 7 mẹ nhỏ sau để ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm diễn ra hoặc chí ít, cũng không làm cho tình trạng bệnh ngày càng diễn ra nặng hơn.

7 mẹo nhỏ giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

1. Vận động một cách thường xuyên và khoa học

Đây là nguyên tắc vàng để đạt được một sức khỏe toàn diện nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Việc vận động thường xuyên, hợp lý chính là chìa khóa để đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng sụn - khớp. Dù cho bạn đang đọc sách, làm việc, xem tivi… cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế, nên chủ động đứng dậy đi lại sau mỗi 1 giờ. Và cũng nên lưu ý rằng, những vận động cần phải phù hợp với sức khỏe, không quá sức, không vận động những động tác quá mạnh mà làm ảnh hưởng đến xương khớp.

 Vận động thường xuyên giúp ngừa thoát vị đĩa đệm

Vận động thường xuyên giúp ngừa thoát vị đĩa đệm

2. Luôn luôn đảm bảo nguyên tắc: an toàn là trên hết

Trong các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm thì chấn thương chính là một yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến phát triển bệnh. Do đó, mặc dù cần phải vận động thường xuyên nhưng cố gắng hạn chế chấn thương, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như miếng đệm, các loại băng đầu gối, cổ tay, cổ chân… khi chơi thể thao để đảm bảo nguyên tắc: an toàn là trên hết!

3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý

Béo phì được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Bởi vì khi trọng lượng cơ thể quá tải, cột sống luôn phải gánh đỡ một trọng lượng quá khổ trong suốt thời gian cơ thể đi lại, làm việc…Trọng lượng cơ thể tạo ra áp lực lớn lên các khớp, lâu dần sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm và thoái hóa các đốt sống. Do đó, việc giảm cân là một việc rất quan trọng, hãy có một kế hoạch giảm cân nếu bạn đang vượt quá cân nặng cho phép.

4. Ăn nhiều cá thay vì thịt đỏ

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tác động rất lớn tới việc bạn có mắc các bệnh lý xương khớp hay không. Theo các nghiên cứu trên thế giới, các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu… rất giàu axit béo omega-3 – một dưỡng chất giúp xương chắc khỏe, chống oxy hóa, ngăn chặn sự thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, thay vì ăn thịt đỏ thì hãy ăn nhiều cá hơn!

5. Sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp

Để có xương khớp chắc khỏe, mỗi chúng ta hãy nhớ ăn có đầy đủ dưỡng chất, vitamin, canxi, magie…trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, để giúp ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm, mỗi người hãy chủ động trang bị thêm trong căn nhà của mình những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng tăng cường dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống…Xu thế này đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam khuyên áp dụng.

Một trong những sản phẩm thiên nhiên nổi bật nhất, được các chuyên gia đánh giá cao và được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng đó là Cốt Thoái Vương. Sản phẩm được thiết kế dưới dạng viên nén tiện dụng, không chỉ cung cấp canxi và magie mà còn là sự kết hợp nhiều thành phần tự nhiên khác:

-       Dầu vẹm xanh: chiết xuất từ con sò vẹm xanh có chứa hàm lượng lớn omega 3, có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình thoái hóa.

-       Thiên niên kiện: trừ phong thấp, mạnh gân xương.

-       Nhũ hương: giảm đau, hoạt huyết, kháng viêm.

-       Vitamin B1, B2, K: giảm đau, bảo vệ và duy trì cho xương chắc khỏe.

-       Glycin: ức chế dẫn truyền thần kinh, giúp giảm đau, phòng chống thoái hóa.

Các bạn có thể lắng nghe đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ nhiệm khoa thần kinh, Bệnh viện TƯQĐ 108 về hiệu quả của sản phẩm Cốt Thoái Vương trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm qua video sau:

GS.TS Nguyễn Văn Thông phân tích về hiệu quả của sản phẩm Cốt Thoái Vương trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

6. Tập thể dục thường xuyên và lựa chọn môn chơi phù hợp

Không thể phủ nhận được vai trò của tập thể dục đối với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Tập thể dục giúp các khớp linh hoạt hơn và giảm nguy cơ thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm một cách rõ rệt. Do đó, bạn nên cố gắng tập luyện hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng mà lựa chọn môn chơi cho phù hợp. Nếu đã mắc các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thì bạn hãy lựa chọn những hoạt động ít tạo áp lực cho khớp như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu khớp đang trong giai đoạn bùng phát cơn đau, hãy lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kì môn chơi thể thao nào.

  Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm

7. Luôn giữ đúng tư thế

Dù bạn đang làm việc hay sinh hoạt, hãy cố gắng đứng và ngồi thẳng lưng để giúp bảo vệ cột sống và các khớp. Hạn chế các động tác như cúi xuống nhấc vật nặng, xoay người đột ngột, hay nhảy xuống từ trên cao…Bởi đó chính là những tác nhân khiến bệnh thoát vị đĩa đệm đến một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Với guồng quay phát triển của xã hội hiện đại, chúng ta đôi khi dành nhiều thời gian và tâm trí cho công việc và các mối quan hệ mà bỏ quên việc chăm lo cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ một số mẹo nhỏ trên, bạn có thể giúp bản thân giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm hoặc nếu đã mắc bệnh cũng sẽ góp phần đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng!

Hoài Đức