Đau lưng là tình trạng phải nói là phổ biến ở người cao tuổi. Có thể do một số thói quen xấu như: Đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo vật không đúng cách mà đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Bạn biết không, khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu chúng ta để ý một chút hoặc nếu có ý thức phòng bệnh. Đừng để đau lưng “hiển nhiên” trở thành nỗi ám ảnh tuổi già.
Nguyên nhân gây đau lưng không thể không nhắc khi về già
Thường có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau lưng khi tuổi càng cao:
– Căng cơ bắp, dây chằng, trường hợp này thường gặp ở một số người: Béo phì, nâng vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không đúng, người cao tuổi ít vận động, hoặc bị xúc động mạnh…
– Thoái hoá đĩa đệm
– Viêm mặt khớp xương
Ngoài ra, khi bị chấn thương, viêm nhiễm cột sống, u bướu hoặc nằm ngủ trong tư thế bất thường với nệm quá mềm cũng gây đau lưng.
Phòng tránh đau lưng khi về già
Cách phòng tránh đau lưng ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, nếu muốn phòng ngừa đau lưng thì bản thân họ cần tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp, song song với đó là tăng cường sức mạnh cho bắp thịt hỗ trợ cột sống. Người cao tuổi cần ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng. Khi mang vật nặng cũng cần tuyệt đối chú ý, không nên khom lưng xuống để nhấc vật lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm hoặc cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy sẽ tránh được sự tổn thương cho lưng. Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể giảm lực bằng cách ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật sau lưng để mang đi.
Đặc biệt với người lớn tuổi cần có thế đứng hướng xương chậu về phía sau, bụng hóp phẳng, như vậy sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì nên đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau. Có thể việc ngồi lâu gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế hãy thường xuyên đứng dậy, đi qua đi lại nhằm thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
Có thể việc tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường tốt nhất nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Có thể bạn không biết rằng sau thời gian dài cho giấc ngủ, xương khớp, bắp thịt thường sẽ cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể. Mà khi người cao tuổi bị gẫy xương sẽ rất lâu để phục hồi.
Bên cạnh đó, không nên hút thuốc lá, giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cứng gây đau.
Một số cách để thư giãn cột sống, phòng ngừa đau lưng
– Ðứng thẳng, úp hai bàn tay lên ngang lưng, hai bàn chân xa ngang thân người. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại tư thế bình thường. Làm lại động tác 5 lần.
– Ðứng ngay thẳng, chuẩn bị một cái ghế, tựa hai tay lên phía sau thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Thực hiện động tác 5 lần.
– Nằm sấp, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn, hai chân duỗi thẳng. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Thực hiện liên tục 10 lần.
Tư thế tập trị đau lưng
– Nằm ngửa, hai bàn chân để dưới đất, đầu gối gập lại. Từ từ nhấc đầu và vai lên khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cử động 5 lần.
– Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 – 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.
Có Cốt Thoái Vương – không lo đau lưng khi về già
Việc thay đổi, luyện tập không phải là chuyện sớm chiều sẽ làm được ngay và cho hiệu quả tức thì nên người cao tuổi cần áp dụng cả những biện pháp hỗ trợ khác như sử dụng dòng sản phẩm thiên nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là ít tác dụng phụ, tiết kiệm, tiện dùng, an toàn cho cơ thể và đem lại hiệu quả như bệnh nhân đau lưng mong muốn. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành y – dược, các chuyên gia đã nghiên cứu chi tiết từng cơ chế sinh bệnh, kết hợp giữa bài thuốc dân gian với công nghệ bào chế hiện đại, cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương.
Tại sao Cốt Thoái Vương có thể cải thiện đau lưng và các vấn đề khác liên quan đến xương khớp thành công cho hàng ngàn người trên khắp trong và ngoài nước? Tìm hiểu kỹ về sản phẩm thì chúng tôi biết, công thức thành phần Cốt Thoái Vương rất khoa học, nhờ đó, sản phẩm không chỉ đẩy lùi triệu chứng mà còn đi sâu vào căn nguyên gây bệnh. Đặc biệt, trong đó có thành phần dầu vẹm xanh là chế phẩm chiết xuất từ loài sò vẹm xanh sống ở biển, chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin. Đánh giá kết quả lâm sàng cho thấy: Dầu vẹm xanh giúp giảm cứng khớp, sưng đau, phục hồi khả năng vận động trên 70% và không gây tác dụng phụ. Sản phẩm có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh đau nhức liên quan tới xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm...
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương có hiệu quả rõ rệt, trong đó có anh Nguyễn Thành Chiến (sinh năm 1969, ở địa chỉ 3/25A, khu phố Bình Thuận 1, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương – SĐT: 0908.942.099) đã từng mổ thoát vị đĩa đệm cách đây gần 20 năm, tuy nhiên tình trạng đã tái phát trở lại. Lần này, thật là may mắn, nhờ Cốt Thoái Vương mà anh đã cải thiện được chứng thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật. Bạn muốn nghe anh Chiến chia sẻ bí quyết của mình, hãy theo dõi ngay video sau:
Cùng theo dõi phản hồi tích cực sau khi sử dụng sản phẩm qua hình ảnh dưới đây:
GS.TS Nguyễn Văn Thông chia sẻ tác dụng của Cốt Thoái Vương trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống, đĩa đệm. Chúng ta cùng lắng nghe:
Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới các bệnh lý cột sống, đĩa đệm hay muốn đặt mua Cốt Thoái Vương, vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1800.6104 (miễn phí cước cuộc gọi), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207112 để được chuyên gia tư vấn.
Khánh Vũ