Hiện nay, có nhiều người mắc phải bệnh đau thắt lưng nhưng không phải ai cũng giống ai. Bệnh có thể gặp ở hầu hết mọi người. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau thắt lưng là bệnh gì mà lại có khả năng “hô mưa gọi gió” như vậy?

Đau thắt lưng gồm nhiều loại như cấp tính, tái phát và mạn tính. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân khỏi đau hoặc trở thành đau mạn tính. Khoảng 10%-50% trường hợp đau thắt lưng mạn xuất phát từ những cơn đau cấp không được điều trị kịp thời.

 lý do gây đau thắt lưng

Nguyên nhân nào gây bệnh đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể khởi nguồn từ 1 số bệnh lý sau:

-         Đau thần kinh tọa: Đây là 1 trong số những bệnh điển hình với triệu chứng đau thắt ngang lưng. Các dây thần kinh tọa được bố trí dọc từ tủy sống tới ngón chân, vì vậy, không chỉ dừng lại ở đau vị trí thắt lưng mà cơn đau còn lan dần xuống đùi, bắp chân và bàn chân. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tê liệt.

-         Loãng xương: Tuổi tác hay một số tác nhân khác như lao động vất vả, ăn uống thiếu canxi khiến lớp sụn cột sống lưng mất đi độ dẻo dai, đàn hồi, dần dần dẫn đến loãng xương, và cơn đau là 1 biểu hiện báo hiệu điều đó.

-         Thoát vị đĩa đệm: Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng ở người trẻ. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, rách bao xơ ngoài, thì nhân nhầy của đĩa đệm sẽ bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh cột sống. Điều này sẽ gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

-         Một số bệnh mạn tính khác cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng như: Hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp…

-         Ngoài ra, đau thắt lưng còn có thể cảnh bảo một số bệnh nguy hiểm ở phụ nữ như u nang buồng trứng, u xơ tử cung , viêm cổ tử cung,… Chính vì vậy, khi thấy những cơn đau hoành hành, diễn ra liên tục, hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Điểm danh những nguyên nhân gây bệnh đau thắt lưng cơ học:

-         Do công việc thường xuyên phải nâng, kéo các vật nặng. Thậm chí, ngay cả những công việc khiến bạn thường xuyên phải ngồi trước bàn làm việc cả ngày, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.

-         Đeo túi xách và ba lô thường xuyên chỉ ở một bên vai.

-         Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao nhưng lại chơi quá nhiều vào cuối tuần.

-         Tư thế đứng gù, vẹo lưng. Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng vì thế bạn nên đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên cả hai bàn chân.

Dấu hiệu giúp nhận biết và chẩn đoán đau vùng thắt lưng

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ nhìn vào các sai lệch đang cản trở vận động của cột sống thắt lưng. Động tác cúi gập chân không thể thực hiện được, nếu có chăng chỉ là do các khớp háng cử động vì cột sống đã bị cứng.

Bệnh nhân chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm trên giường sang tư thế đứng thẳng bằng một động tác lăn theo phía bên, dùng mông làm điểm xoáy khi khám, ấn và gõ vào chỗ đau trên những gai của cột sống thắt lưng dưới.

Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và nếu nâng lên khỏi mặt giường sẽ làm đau tăng lên ở vùng thắt lưng – cùng.

Về tư thế sai lệch, tuỳ theo vị trí tổn thương, có thể là tư thế duỗi cố định lưng, ưỡn cột sống quá sức, cúi khom lưng ra trước hoặc dáng đi đứng vẹo nghiêng sang bên.

Ở tư thế bớt trọng tải cho cột sống, chân co nhẹ cho khớp háng và khớp gối thì phần lớn bệnh nhân hết đau và tư thế lệch chống đau cũng biến mất.

Thông thường những người trẻ tuổi dễ bị đau thắt lưng bởi vì ở họ sẽ phải tiếp xúc với những yếu tố gây ảnh hưởng trong đĩa đệm nhiều.

Lúc đầu cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó có xu thế tự lui bệnh. Nhưng đối với những lần sau đó thì khó có thể nói trước là nó có thể tự khỏi hay không.

Đối với lứa tuổi thanh niên hoặc trung niên, cơn đau thắt lưng cấp có thể là triệu trứng lâm sàng duy nhất của thoái hoá đĩa đệm. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường thấy hội chứng đĩa đệm thắt lưng mạn tính tái phát, sau một quá trình tiến triển bao giờ cũng trở lại hội chứng đau vùng xương cùng và đau dây thần kinh hông to.

Phải làm gì cho thỏa để giảm đau thắt lưng?

Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:

-         Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút.

-         Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại.

-         Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu.

-         Đi giày đế bằng.

Một số điều không nên:

-         Ngồi quá lâu. Nên đặt tay lên bàn khi ghế không tay tựa hay thiếu chỗ dựa

-         Không nên ngồi lom khom

-         Không nên ngồi vẹo sang bên

-         Không nên đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài

Đau thắt lưng, chuyện to cũng hóa nhỏ nếu có Cốt Thoái Vương

Người bệnh bị đau thắt lưng nên kết hợp chữa bệnh cả trong lẫn ngoài, tức là giảm đau từ bên ngoài, tái tạo phục hồi xương bị thoái hóa từ bên trong. Nếu có điều kiện thì có thể làm thêm châm cứu, kéo giãn cột sống, xoa bóp… Lưu ý chớ lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm tây y nếu không muốn gặp phải những hệ lụy nguy hiểm. Đông y là phương pháp điều trị cần hướng tới bởi tính an toàn khi sử dụng lâu dài. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này tại Việt Nam là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần và các loại vitamin tự nhiên được nghiên cứu, xác định rất tốt trong việc bồi bổ, phục hồi và tăng cường chức năng của hệ xương khớp, bao gồm: dầu vẹm xanh, cao thiên niên kiện, nhũ hương, glycin, canxi gluconat, các loại vitamin B1, B2, D, K. Trong đó, các thành phần này có những tác dụng sau:

- Dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển): Có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm mạn tính, thoái hóa khớp, lão hóa và các bệnh tim mạch.

- Thiên niên kiện: Thảo dược có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương. Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi già yếu.

- Nhũ hương: Là dược liệu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm chủ trị các chứng đau do phong tê thấp, các chứng viêm sưng.

- Các vitamin B (B1, B2), D và Vitamin K: Giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể.

- Glycin: Một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

 cot-thoai-vuong

Cốt Thoái Vương, tin vui cho người đau thắt lưng

Để hiểu rõ hơn tác dụng của Cốt Thoái Vương trong các bệnh xương khớp, cột sống, đĩa đệm, chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ từ người dùng và chuyên gia:

Chị La Thị Oanh (sinh năm 1978 - tổ 7 ấp 7 Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP.HCM) từng bị các cơn đau lưng hành hạ đến mức phải nghỉ làm, sau khi khỏe mạnh, chị chia sẻ:

Cùng theo dõi phản hồi tích cực qua hình ảnh dưới đây:

 

PGS.TS Dương Trọng Hiếu đề cập việc tăng cường sức khỏe xương khớp bằng Cốt Thoái Vương:

Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới các bệnh lý cột sống, đĩa đệm hay muốn đặt mua sản phẩm Cốt Thoái Vương, vui lòng liên hệ ngay tới số tổng đài 1800.6104 (miễn phí cước gọi) hoặc kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 để được chuyên gia tư vấn.

Khánh Vũ