Không chỉ gặp ở những người cao tuổi, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và đang có xu hướng gia tăng ở cả những người trẻ. Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin về thoát vị đĩa đệm để hiểu rõ hơn.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do chấn thương, công việc, tư thế ngồi/nằm sai, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất,...

Cấu tạo đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, giúp cơ thể cúi, nghiêng, xoay người một cách dễ dàng, linh hoạt. Cột sống người bao gồm 33 đốt sống được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau: 

  • 7 đốt sống cổ: C1 – C7.
  • 12 đốt sống ngực: D1 – D12.
  • 5 đốt sống lưng: L1 – L5.
  • 5 đốt sống cùng: S1 – S5.
  • 4 đốt sống cụt.

Cột sống có công dụng chống đỡ trọng lượng cơ thể, do đó các đĩa đệm chịu rất nhiều áp lực từ các hoạt động của cơ thể hàng ngày. Bởi vậy, những đĩa đệm cổ và thắt lưng là những vị trí dễ bị thoái hóa, nứt rách hơn các vị trí khác.

cot-song-bao-gom-33-dot-song

Cột sống bao gồm 33 đốt sống

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào mức độ thoát vị đĩa đệm, bệnh được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng, bao xơ chưa bị nứt, rách. Đôi khi xuất hiện cảm giác bị tê tay, tê chân. Các triệu chứng thường nhẹ nên ít người bệnh nhận thấy và thường bị bỏ qua.
  • Giai đoạn 2: Bao xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngoài, đĩa đệm phình to và chiếm diện tích tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Phần lớn khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày nhưng không được điều trị sớm hoặc sai phương pháp, gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội, kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

thoat-vi-dia-dem-bao-gom-4-giai-doan

Thoát vị đĩa đệm bao gồm 4 giai đoạn

Vì sao ngày càng có nhiều người bị thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm như: Lão hóa, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, đặc thù công việc, thừa cân béo phì,...

Tuổi tác

Ở người cao tuổi, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh. Điều này khiến sụn khớp suy yếu, dễ bị hư tổn, đĩa đệm mất nước và hao mòn khiến cho nhân nhầy bị khô, vòng sụn bị rách. Do đó, khi vận động đột ngột, đĩa đệm sẽ dễ bị tổn thương gây đau nhức.

Hút thuốc lá

Nicotin có trong thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu, lượng máu đến đĩa đệm cột sống cũng giảm. Điều này đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, làm chậm sự phục hồi các tổn thương. Đây cũng là lý do tại sao đĩa đệm dễ bị thoái hóa, bao xơ bị rách, nứt dẫn đến khối nhân nhầy thoát vị.

thuoc-la-co-the-dan-den-thoat-vi-dia-dem

Thuốc lá có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học, nếu trong gia đình có người từng bị thoát vị đĩa đệm thì bạn cũng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Điều này có thể do chế độ ăn uống, môi trường sống tác động lên.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý 

Ăn uống thiếu chất khiến cột sống không được cung cấp đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đồ chiên rán, chế biến sẵn lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh do cơ thể phải nạp vào lượng lớn chất bảo quản, phụ gia.

Đặc thù công việc

Một số công việc yêu cầu ngồi, đứng nhiều hay phải mang vác nặng cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm như: Lễ tân, nhân viên văn phòng, kho bãi, người làm việc đồng áng,...

thuong-xuyen-ngoi-nhieu-lam-tang-nguy-co-thoat-vi-dia-dem

Thường xuyên ngồi nhiều làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Tăng cân

Cân nặng tăng khiến cột sống phải chịu áp lực lớn. Việc phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Chấn thương do tai nạn 

Nhiều trường hợp bị thoát vị đĩa đệm do tai nạn gây nứt rách bao xơ. Nguyên nhân là do các tác động cơ học, khiến nhân nhầy tràn ra ngoài, chèn ép dây thần kinh,...

Nhận tư vấn về các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm:

hotline.gif

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng hoặc dựa vào các triệu chứng khi xét nghiệm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ,...

Triệu chứng lâm sàng

Tùy thuộc vào vị trí bị thoát vị là cổ hay thắt lưng mà người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau. Mức độ đau cũng phụ thuộc tình trạng thoát vị của tùy từng đối tượng.

Các dấu hiệu khi bị thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ gây ra nhiều khó khăn trong vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

  • Đau nhức vùng cổ: Cơn đau xuất hiện tại vị trí đĩa đệm bị tổn thương, gây đau vùng cổ có đĩa đệm bị thoát vị. Người bệnh bị đau nhức vùng cổ, khó xoay cổ, đau vai gáy lan xuống cẳng tay.
  • Tê ngứa ở tay và chân: Triệu chứng tê bì vì bị thoát vị đĩa đệm cổ thường hay xuất hiện nhất ở ngón trỏ và ngón giữa, nhưng đôi khi tình trạng này xuất hiện ở tất cả các ngón tay.
  • Khó khăn khi xoay, gập cổ, nghiêng đầu, cúi đầu,...
  • Yếu cơ: Các khối đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh tủy sống, làm ngăn cách đường dẫn truyền thần kinh vận động. Người bệnh cầm nắm, đi đứng không vững, thậm chí là bị liệt hoàn toàn.
  • Các dấu hiệu khác: Khối nhân nhầy chèn ép mạch máu lên não gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, giảm tập trung, trí nhớ kém,...

thoat-vi-dia-dem-co-co-the-gay-ra-dau-nhuc-kho-van-dong-vung-co

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây ra đau nhức, khó vận động vùng cổ

Các dấu hiệu khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng phổ biến thường gặp như đau nhức lưng dưới, tê bì chân,... Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này giúp người bệnh sớm đi khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

  • Đau nhức lưng dưới: Đây là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng phổ biến nhất. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động. Mức độ đau thường tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. 
  • Tê bì chân: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống, gây tê bì chân.
  • Đau lan từ thắt lưng xuống hông, chân: Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau tại một vị trí mà thường đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, khiến người bệnh bị đau lan từ thắt lưng xuống hông, chân.
  • Suy yếu cơ bắp: Thoát vị đĩa đệm lâu ngày gây suy yếu cơ bắp do làm hạn chế vận động và không đủ dưỡng chất nuôi cột sống. Tình trạng này nếu không chữa trị sớm có thể dẫn tới liệt một phần cơ thể.
  • Mất cảm giác, cử động khó khăn: Với trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ bị mất cảm giác nóng lạnh, đi lại gây khó khăn trong sinh hoạt. Nặng hơn là mất tự chủ đại tiểu tiện.
  • Co cứng thắt lưng: Khối thoát vị có thể kích thích dây thần kinh, gây co rút mạnh các cơ, co cứng vùng thắt lưng khiến người bệnh khó cử động.

thoat-vi-dia-dem-that-lung-co-the-gay-chen-ep-len-re-day-than-kinh-cot-song-gay-te-bi-chan

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống, gây tê bì chân

Triệu chứng cận lâm sàng

Để xác định chính xác người bệnh có bị thoát vị đĩa đệm hay không, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang, MRI. Kết quả hình ảnh thu được cho thấy các triệu chứng sau:

  • Đĩa đệm nằm không đúng vị trí, lồi ra trước hoặc ra sau thân đốt sống.
  • Đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống các rễ thần kinh.
  • Cột sống mất đường cong sinh lý: Vẹo, nghiêng cột sống, chiều cao các thân đốt sống giảm.

thoat-vi-dia-dem-cho-hinh-anh-dia-dem-nam-khong-dung-vi-tri

Thoát vị đĩa đệm cho hình ảnh đĩa đệm nằm không đúng vị trí

Cảnh báo đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về cột sống như trượt đốt sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống…
  • Người lao động nặng.
  • Người có chế độ sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng,…
  • Người bị tiểu đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,…
  • Người cao tuổi.
  • Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao,…
  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế,...

nguoi-thuong-xuyen-ngoi-lau-nhu-tai-xe-lai-xe-co-nguy-co-cao-bi-thoat-vi-dia-dem

Người thường xuyên ngồi lâu như tài xế lái xe có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc chữa bệnh. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất cảm giác: Việc đĩa đệm chèn ép vào ống sống cũng gây ra tình trạng rối loạn về cảm giác, phản xạ như: Bí đại tiểu tiện, mất cảm giác vùng sinh dục,...
  • Đau thần kinh tọa: Người bệnh xuất hiện các cơn đau dọc theo vùng mông đến đùi, lan đến vùng cẳng chân, gây tê và khó chịu các ngón chân khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Thiếu máu lên não: Ngoài chèn ép vào rễ thần kinh, các đĩa đệm ở cổ bị thoái hóa còn chèn ép vào mạch máu làm cản trở máu lên não, gây thiếu máu, người bệnh hay chóng mặt, mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm trí nhớ,...
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Biểu hiện rõ nhất là người bệnh cảm thấy hoa mắt, giảm thăng bằng, đau bụng, đau ngực, nuốt khó,...
  • Liệt tay chân: Đĩa đệm bị thoái hóa chèn ép vào ống sống và các dây thần kinh tủy sống, làm ngăn cản dẫn truyền thần kinh vận động khiến người bệnh không còn khả năng vận động, tàn phế suốt đời.
  • Rối loạn cơ thắt: Các chức năng của bàng quang bị rối loạn do sự tổn thương của thần kinh, gây tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.

thoat-vi-dia-dem-co-co-the-gay-chong-mat-dau-dau

Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây chóng mặt, đau đầu

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn như chườm nóng lạnh, sử dụng thuốc tây y, các bài tập vật lý trị liệu kéo giãn cột sống,... Khi bệnh tiến triển nặng, có thể cần phẫu thuật để cải thiện căn bệnh này.

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Thoát vị đĩa đệm gây ra không ít phiền toái, người bệnh có thể cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng các loại dược liệu như:

  • Ngải cứu: Làm giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng xương khớp bị đau nhức. Dùng ngải cứu uống hay đắp lên vị trí đau đều giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn đau do thoát vị đĩa đệm.
  • Lá lốt: Trong thành phần lá lốt chứa một số hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả, do đó được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y điều trị bệnh cơ, xương, khớp.
  • Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm từ các thành phần nhiên nhiên như: Dầu vẹm xanh, cao thiên niên kiện, nhũ hương,... Đây đều là các thành phần rất tốt trong chữa thoát vị đĩa đệm cột sống. Trong đó, dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh, được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống oxy hóa cho các bệnh lý cột sống tốt. Ngoài ra, dầu vẹm xanh cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cột sống, đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.

dau-vem-xanh-giup-bo-sung-duong-chat-cho-cot-song-ho-tro-cai-thien-thoat-vi-dia-dem

Dầu vẹm xanh giúp bổ sung dưỡng chất cho cột sống, hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu

Ngoài các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ trên, còn có các cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thay thế như:

  • Châm cứu: Áp dụng châm cứu trong y học cổ truyền giúp giảm tình trạng đau vai gáy, đau cứng cổ,... Cần thực hiện liệu pháp này tại cơ sở uy tín để việc điều trị được tốt nhất.
  • Massage: Là phương pháp giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ bằng cách xoa bóp, giúp làm giảm các cơn đau và vùng cột sống cổ được thư giãn.
  • Liệu pháp nhiệt nóng và nhiệt lạnh: Dùng đá lạnh chườm tại vị trí đau giúp làm giảm viêm, sưng tại các khớp. Ngoài ra, dùng nhiệt nóng áp vào vị trí đau có thể giúp lưu thông khí huyết, cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

cham-cuu-giup-lam-giam-con-dau-nhuc-do-thoat-vi-dia-dem-hieu-qua

Châm cứu giúp làm giảm cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Dùng thuốc tây

Dùng thuốc tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc thường được dùng là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, các corticoid hay các thuốc giảm đau opioid,...

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc chống viêm thường được kê đơn như paracetamol, aspirin, diclofenac,... với mục đích giảm đau, kháng viêm cho người bệnh.
  • Thuốc giãn cơ: Có công dụng giãn các cơ bị co cứng do khối nhân nhầy chèn ép khiến rễ dây thần kinh bị kích thích, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái và dễ cử động hơn sau khi dùng thuốc.
  • Tiêm thuốc corticoid ngoài màng cứng: Sử dụng corticoid đường tiêm giúp hạn chế cơn đau hiệu quả, người bệnh cũng được phục hồi chức năng tốt hơn, không bị ảnh hưởng bởi cơn đau nhức.

Các thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không nên lạm dụng quá mức do thuốc tây y có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, hại cho gan, thận,...

thuoc-tay-lam-giam-dau-nhanh-nhung-co-the-mang-lai-nhieu-tac-dung-khong-mong-muon

Thuốc Tây làm giảm đau nhanh nhưng có thể mang lại nhiều tác dụng không mong muốn

Phẫu thuật

Khi thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện các biến chứng chèn ép tủy sống, rễ thần kinh,... người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật can thiệp để chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng như đề phòng bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, khi việc điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, người bệnh cũng có thể được tiến hành điều trị phẫu thuật. Việc phẫu thuật giúp cải thiện các tổn thương dây thần kinh và tủy sống, ngăn ngừa đau lan tỏa và làm chậm các biến chứng có thể xảy ra.

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm sớm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, nên phòng ngừa bệnh ngay từ khi còn sớm với các cách như:

- Không nên hút thuốc lá hoặc hạn chế tối đa việc hút thuốc, đặc biệt là người có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.

- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

- Giữ tư thế đúng khi ngồi, đứng, mang vác nặng,...

- Hạn chế mang vác nặng hoặc các vật cồng kềnh.

- Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như canxi, vitamin, omega 3, omega 6,... trong khẩu phần ăn hàng ngày để xương khớp luôn chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

- Tập thể dục đều đặn, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp, phòng ngừa các tổn thương cột sống.

tap-the-duc-moi-ngay-tot-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Tập thể dục mỗi ngày tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Trên đây là những thông tin cần biết về thoát vị đĩa đệm cũng như cách nhận biết và phương pháp chữa trị phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh cũng như cách chữa thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh để cải thiện thoát vị đĩa đệm và tăng cường sức khỏe cột sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, hãy để lại tin nhắn hoặc bình luận để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

Muốn tìm mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương, vui lòng bấm vào đây!

nut-dat-mua.webp

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095#:~:text=A%20herniated%20disk%20occurs%20when,stack%20to%20make%20your%20spine

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441822/

https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/treatment-options-a-herniated-dis