Tê bì chân tay là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tại cột sống. Tình trạng này hiện đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Có trường hợp chỉ mới gần 30 tuổi đã gặp phải tình trạng tê bì chân tay, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Vậy tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay, cách phòng ngừa và điều trị qua bài viết sau đây!

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì là tình trạng mất một số hoặc tất cả cảm giác ở các phần bị ảnh hưởng của cơ thể do tổn thương dây thần kinh. Tình trạng tê bì chân tay thường đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường như kim châm. Tê bì chân tay có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên những người thường dễ gặp phải tình trạng này có thể kể đến như người cao tuổi, người lao động nặng, nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu,...

Chân tay bị tê bì thường khởi phát ở đầu các ngón tay, chân, gây ra cảm giác tê nhẹ, như bị tiêm chích. Các triệu chứng có thể trở nặng và kéo dài, lan rộng dọc theo cánh tay, bàn chân. Tùy thuộc nguyên nhân gây ra tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, thắt lưng, đi lại, vận động khó khăn,... Người bệnh có thể cảm bị cứng cổ, không xoay cổ, lưng được.

te-bi-chan-tay-dang-ngay-cang-gia-tang-va-tre-hoa

Tê bì chân tay đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa

Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

Tê bì chân tay thường xảy ra vào sáng sớm, khi mới ngủ dậy hoặc sau một thời gian dài ngồi làm việc. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay dưới đây. 

Thoái hóa cột sống

Cổ và thắt lưng là hai vị trí thường bị thoái hóa cột sống. Tình trạng cột sống, đĩa đệm, dây chằng, sụn khớp bị bào mòn và lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng, gây đau nhức khi cử động, tê bì chân tay. Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến những cơn đau mỏi vai gáy, lan xuống ngón tay, bàn tay. Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể dẫn đến cơn đau nhức thắt lưng, lan xuống chân gây tê bì.

Thoát vị đĩa đệm

Đây là vấn đề về cột sống khá phổ biến. Khi bao xơ bị vỡ, nứt khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống và các rễ dây thần kinh xung quanh. Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, tê bì tại cổ, vai, gáy, lan xuống cánh tay, ngón tay. Nếu thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì sẽ gây đau từ lưng dưới lan xuống đùi, bàn chân,...

Nhận tư vấn về các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm:

hotline.gif

Gai cột sống

Gai xương xuất hiện ở cột sống cổ sẽ chèn ép lên rễ thần kinh, mô mềm, dây chằng, dẫn đến đau nhức, tê bì vai, lan xuống cánh tay, ngón tay. Cơn đau nhức, tê bì lan xuống hông, đùi, chân và bàn chân khi gai xương ở cột sống thắt lưng.

te-bi-chan-tay-la-bieu-hien-cua-gai-cot-song.webp

Tê bì chân tay là biểu hiện của gai cột sống

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn kèm theo tình trạng viêm, giảm dịch khớp, thường xảy ra ở các khớp tay, chân, đầu gối. Khi các khớp bị bào mòn, tổn thương sẽ làm tay, chân vận động khó khăn, dẫn đến tê bì tay chân.

Viêm đa khớp dạng thấp

Khớp tay, chân bị viêm nhiễm, tổn thương cũng dẫn đến tê bì tay chân. Viêm đa khớp dạng thấp thường xảy ra sau khi hệ miễn dịch bị tấn công, nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm co cứng khớp.

Hẹp ống sống

Sự thu hẹp của ống sống gây chèn ép các rễ thần kinh chạy qua, dẫn đến tình trạng tê tay chân liên tục kéo dài. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn.

Đa xơ cứng

Đa xơ cứng là tình trạng rối loạn não bộ và tủy sống, có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Khi bị đa xơ cứng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu như tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, co thắt cơ, cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ,...

Viêm đa rễ thần kinh

Là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như rối loạn cảm giác, dẫn đến tê bì tay chân. Nếu qua được giai đoạn nguy hiểm, bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng cho đến một năm. Tuy nhiên có đến 10% các trường hợp bệnh có di chứng thần kinh suốt đời.

Nhận tư vấn về các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm:

hotline.gif

Một số nguyên nhân khác

Tê bì chân tay cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như sau:

  • Lạm dụng cơ quá mức: Cơ bị căng, giãn cơ quá mức dẫn đến đứt rách, gây tê bì chân tay. Tình trạng này thường xảy ra ở những người hoạt động thể chất cường độ cao hoặc thường xuyên mang vác nặng.
  • Làm việc sai tư thể: Duy trì các tư thế không đúng chuẩn trong thời gian dài như nằm ngủ với gối quá cao, ngủ một tư thế, cúi đầu xem điện thoại, ngồi gù lưng,... có thể dẫn đến tê bì chân tay.
  • Thay đổi thời tiết: Khi trái gió trở trời, đặc biệt là người cao tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp mỗi khi trái gió trở trời thường gặp phải tình trạng này và có thể diễn biến nặng hơn.
  • Quá trình lão hóa: Khi tuổi càng cao, quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh, đồng nghĩa với việc xương khớp cũng yếu đi nhanh hơn, tình trạng tê bì chân tay xảy ra là điều hiển nhiên. 
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi: Khi cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu. Từ đó dẫn đến tê bì tay chân.

ngoi-sai-tu-the-co-the-dan-toi-te-bi-chan-tay.webp

Ngồi sai tư thế có thể dẫn tới tê bì chân tay

Tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Tê bì chân tay là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến cột sống đã ở mức nguy hiểm. Điều này chứng tỏ các rễ thần kinh đã bị tổn thương, nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Giảm khả năng vận động: Tê bì chân tay xảy ra thường xuyên với mức độ nặng hơn gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sự vận động di chuyển của người bệnh.
  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất cảm giác ở một vùng da nào đó. Đôi khi có cảm giác nóng rát như kim châm, kiến bò, tê bì vô cùng khó chịu. Thậm chí, một số trường hợp còn không thể nắm chặt đồ vật, đi lại khó khăn.
  • Teo cơ: Tê bì chân tay do các vấn đề về cột sống gây chèn ép dây thần kinh vận động và mạch máu, làm giảm cung cấp dinh dưỡng cho vùng chi dưới. Người bệnh bị đau nhức dữ dội khi vận động và có xu hướng lười vận động, lâu ngày gây teo cơ.
  • Rối loạn lo âu, trầm cảm: Tê bì chân tay diễn ra thường xuyên với mức độ trầm trọng khiến người bệnh mất khả năng vận động, phải nghỉ việc, không thể tự chăm sóc bản thân, phụ giúp gia đình. Điều này có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm. 
  • Liệt: Các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày bị suy yếu, thậm chí là mất khả năng chi phối cơ thể, hậu quả là người bệnh bị mất khả năng vận động không hồi phục.

te-bi-chan-tay-co-the-gay-ra-nhung-he-luy-nguy-hiem.webp

Tê bì chân tay có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm

Phương pháp chẩn đoán

Để xác định nguyên nhân gây tê bì chân tay, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của người mắc. Ngoài ra, để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang, MRI, CT Scan,...

  • Chụp X-quang hoặc chụp CT Scan (chụp cắt lớp vi tính): Giúp xác định các bệnh lý về xương khớp dẫn đến tê bì chân tay, đánh giá nguyên nhân gây đau.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp đánh giá tổn thương mô mềm, mức độ chèn ép thần kinh mà chụp X-quang hoặc CT Scan không thể xác định được.
  • Điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền: Giúp phát hiện các tổn thương thần kinh gây tê bì chân tay. 

Khi nhận thấy tình trạng tê bì chân tay đi kèm những dấu hiệu bất thường khác, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

chup-mri-giup-xac-dinh-nguyen-nhan-gay-te-bi-chan-tay.webp

Chụp MRI giúp xác định nguyên nhân gây tê bì chân tay

Cách điều trị tê bì tay chân

Có rất nhiều biện pháp cải thiện tê bì chân tay. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp đẩy lùi tê bì chân tay được dùng phổ biến:

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng

Khi xuất hiện tê bì chân tay, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động thể chất quá sức giúp cải thiện tình trạng tê bì, giảm đau nhức, giúp cơ thể có thời gian phục hồi và được thư giãn.

Khi nằm hoặc ngồi bạn cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên, không nên duy trì một tư thế quá lâu. Ngoài ra, khi tình trạng bệnh được cải thiện, nên vận động nhẹ nhàng trở lại để tránh co cứng cơ, teo cơ cạnh cột sống,...

Massage, xoa bóp

Massage giúp mang lại cảm giác thư giãn, cơ bắp thả lỏng, tăng cường tuần hoàn, làm giảm tê bì chân tay khá tốt. Phương pháp này cần được thực hiện bởi người có kinh nghiệm xoa bóp, bấm huyệt để tránh sai động tác hoặc làm tổn thương các dây thần kinh, khiến cơn đau không được cải thiện mà còn nặng nề hơn.

Dùng thuốc

Khi tình trạng tê bì chân tay diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc tây y như các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giảm đau thần kinh, giãn cơ, bổ sung vitamin nhóm B,...

Các loại thuốc này giúp xoa dịu cơn đau, tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần hết sức lưu ý khi dùng dài ngày. Cần thận trọng và tuân thủ theo đúng liều lượng trong đơn kê của bác sĩ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được lựa chọn khi tình trạng tê bì chân tay chuyển biến nặng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả sau 5-8 tuần điều trị.

Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ các tác nhân gây chèn ép rễ thần kinh, mạch máu, cơ bắp,... đẩy lùi đau nhức hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh

Trong những năm gần đây việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên chứa dầu vẹm xanh đang dần trở thành xu hướng mới trong việc cải thiện các triệu chứng tê bì chân tay được nhiều người áp dụng. Dầu vẹm xanh là chế phẩm sinh học tự nhiên, được chiết xuất bằng công nghệ hiện đại giúp bảo toàn các thành phần chất béo, vitamin và khoáng chất trong con sò vẹm xanh.

Có rất nhiều nghiên cứu về vẹm xanh và kết quả cho thấy: Trong dầu vẹm xanh có nhiều omega-3, canxi, magie và các thành phần dưỡng chất tốt cho xương khớp. Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu về chiết xuất sò vẹm xanh cũng đưa ra nhận định: Dầu vẹm xanh giúp cải thiện nhanh triệu chứng sưng khớp, cứng khớp và phục hồi khả năng vận động tốt, làm chậm quá trình lão hóa ngăn ngừa bệnh bệnh tiến triển vừa giảm đau hiệu quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có chứa dầu vẹm xanh và các thành phần khác như cao thiên niên kiện, nhũ hương,... giúp đáp ứng các nhu cầu của người bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của các dược liệu từ thiên nhiên, giúp đẩy lùi tình trạng tê bì tay chân hiệu quả, an toàn. 

cot-thoai-vuong-giup-cai-thien-trieu-chung-te-bi-chan-tay.webp

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện triệu chứng tê bì chân tay

Muốn tìm mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương, vui lòng bấm vào đây!

nut-dat-mua.webp

Nhiều người dùng Cốt Thoái Vương đã cải thiện tình trạng đau nhức lưng hiệu quả, điển hình như trường hợp của cô Lê Thùy Trang: Bị đau lưng, tê bì hai chân khiến di chuyển, vận động khó khăn, cô đi khám thì được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Lo lắng, suy sụp vì mắc bệnh, nhưng nhờ có Cốt Thoái Vương, cô Trang đã không còn khổ sở vì bệnh. Cùng xem chi tiết chia sẻ của cô Trang qua video dưới đây:

Biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả

Khi có biểu hiện tê bì chân tay, người bệnh cần xác định biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp để cải thiện, phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay hiệu quả:

  • Ngồi, làm việc đúng tư thế, không dùng gối ngủ quá cao, không nên nằm đệm cứng, không ngủ co quắp.
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, xoa bóp, massage, yoga,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc quá sức.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, kali, omega-3, vitamin, khoáng chất vào các bữa ăn hàng ngày.
  • Chỉ dùng thuốc tây y khi thực sự cần thiết, theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc vì có nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để giảm đau nhức an toàn, hiệu quả, lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Tê bì chân tay có thể được điều trị theo nhiều liệu pháp khác nhau tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về cách điều trị tê bì chân tay hoặc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương, hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi cho bạn sớm nhất có thể.
Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/symptoms/numbness/basics/causes/sym-20050938

https://www.healthdirect.gov.au/limb-numbness

https://symptomchecker.webmd.com/multiple-symptoms?symptoms=numbness-or-tingling|pain-or-discomfort|stiff-neck&symptomids=164|1|157&locations=12|12|1

nut-dat-mua.webp