Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống phổ biến thường gặp. Trong đó, vị trí bị thoát vị hay gặp nhất là cổ và thắt lưng. Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu thường gặp nhất của thoát vị đĩa đệm qua bài viết sau đây!

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chung

Thoát vị đĩa đệm ở cổ hay thắt lưng đều có thể gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh, điển hình như sau:

Đau nhức cổ, thắt lưng, vai gáy, tay chân

Nhiều người bệnh thường bỏ qua dấu hiệu này do nghĩ chỉ là cơn đau thông thường. Trong thoát vị đĩa đệm, cơn đau thường xuất hiện đột ngột, lan rộng sang 2 bên bả vai nếu vị trí tổn thương ở vùng cổ. Và lan xuống hông, đùi, cẳng chân nếu thương tổn xảy ra ở thắt lưng. Khi vận động mạnh, xoay người,... tình trạng đau thường có xu hướng dữ dội hơn.

Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức ở vùng cột sống bị tổn thương

Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức ở vùng cột sống bị tổn thương

Tê bì tay chân, rối loạn cảm giác

Tê bì có thể xuất hiện thoáng qua hoặc thường xuyên xảy ra tùy vào mức độ bệnh. Nguyên nhân là do nhân nhầy của đĩa đệm tràn ra ngoài, chèn ép các rễ dây thần kinh gây đau dọc theo đường đi của dây thần kinh. Người bệnh thường cảm thấy tê bì một hoặc cả hai tay khi bị thoát vị cổ và tê bì chân khi bị thoát vị đĩa đệm lưng. Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác nóng lạnh.

Yếu cơ do thoát vị đĩa đệm

Khi thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, hạn chế đi lại, vận động. Điều này lâu ngày dẫn đến các cơ không được hoạt động thường xuyên gây teo cơ, yếu chi, thậm chí là liệt.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có những biểu hiện gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cổ từ C1-C7 bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức. Tùy từng vị trí thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như sau:

Thoát vị đĩa đệm C1-C2

Người bệnh có thể bị đau âm ỉ đến đau buốt, rát ở vùng đốt sống C1-C2. Tình trạng này nếu không được cải thiện kịp thời có thể trở thành mạn tính.

Dây thần kinh chẩm lớn đi qua phía sau của các đốt sống C1-C2, trải rộng ở phía sau da đầu đến tận đỉnh đầu và các vị trí khác. Khi dây thần kinh này bị tổn thương do đĩa đệm thoát vị chèn ép có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
  • Cơn đau lan tỏa đến lưng hoặc đỉnh đầu.
  • Đau nhức vùng thái dương hoặc sau mắt, tai.
  • Cảm giác tê bất thường ở một bên lưỡi.

Các tổn thương ở dây thần kinh chẩm (rễ thần kinh C2) thường nặng hơn khi nằm, cơn đau tăng về đêm và gây rối loạn giấc ngủ.

Thoát vị đĩa đệm C1-C2 có thể gây đau đầu, chóng mặt

Thoát vị đĩa đệm C1-C2 có thể gây đau đầu, chóng mặt

Thoát vị đĩa đệm C2-C3

Thoát vị đĩa đệm C2-C3 thường hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện do các chấn thương ở cổ. Dây thần kinh chẩm nhỏ bắt nguồn từ các đốt sống C2-C3, đi đến vùng chẩm dọc theo bờ sau của cơ ức đòn chũm.

Do đó, ngoài việc gây đau nhức ở vùng đốt sống C2-C3, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau lan từ vùng C2-C3 đến phía sau cơ ức đòn chũm lên đỉnh đầu kèm theo tình trạng chóng mặt, buồn nôn.

Thoát vị đĩa đệm C3-C4

Thoát vị đĩa đệm C3-C4 có thể chỉ gây đau nhức ở vùng cổ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nó gây ra cơn đau lan rộng hơn trên toàn bộ vùng cột sống cổ, đến vai và ngực trên. Cơn đau thường tồi tệ hơn khi bạn cử động cổ nhiều hoặc giữ cổ ở 1 tư thế quá lâu. Cơn đau có thể âm ỉ, nhức nhối, buốt, rát hoặc lạnh, tùy thuộc vào phần dây thần kinh bị đè nén.

Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm C3-C4 có thể chèn ép các dây thần kinh tủy sống, những dây thần kinh này có thể gửi tín hiệu tê và ngứa ran đến não. Người bệnh thường cảm thấy tê và ngứa ran ở cổ dưới, lưng và vai trên. Trường hợp nhẹ, tổn thương có thể tự lành và các triệu chứng biến mất.

Thoát vị đĩa đệm C3-C4 có thể chèn ép lên dây thần kinh vận động, khiến cổ khó cúi gập về phía trước, vận động vai cũng trở nên khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm C4-C5

Rễ thần kinh C5 là dây thần kinh cột sống chi phối hầu hết các vận động và cảm giác ở vai, cánh tay trên và cẳng tay. Thoát vị đĩa đệm C4-C5 thường gây chèn ép rễ thần kinh C5. Do đó, khi thoát vị đĩa đệm ở vị trí này có thể ảnh hưởng đến cảm giác và vận động của các bộ phận như vai, cánh tay. Người bệnh có thể cảm thấy yếu cơ delta ở cánh tay nhưng thường không cảm thấy tê hoặc ngứa ran, cùng với đó là tình trạng đau mỏi vai gáy .

Thoát vị đĩa đệm C5-C6

Đĩa đệm C5-C6 khi bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép rễ thần kinh C6. Đây là một trong những vị trí dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nó có thể gây ra yếu cơ vùng bắp tay hoặc cơ duỗi cổ tay. Ngoài ra, người bệnh thường cảm thấy đau, tê và ngứa ran có thể lan đến ngón cái của bàn tay.

Thoát vị đĩa đệm C6-C7

Đây cũng là vị trí thoát vị đĩa đệm cổ phổ biến, gây chèn ép rễ thần kinh C7. Thoát vị đĩa đệm C6-C7 có thể gây ra yếu ở cơ tam đầu và ở cơ duỗi của các ngón tay. Tê và ngứa ran kèm theo đau có thể lan xuống cơ tam đầu và ngón giữa bàn tay.

Đốt sống cổ C6-C7 là vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến

Đốt sống cổ C6-C7 là vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến

Triệu chứng của thoát vị địa đệm thắt lưng

Cột sống thắt lưng có 5 cặp dây thần kinh chi phối hoạt động của các chi dưới. Khi xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây đau nhức dữ dội.

Thoát vị đĩa đệm L1-L2

Đây là vị trí ít khi xảy ra tình trạng thoát vị. Tuy nhiên không phải là không thể xảy ra, thoát vị đĩa đệm L1-L2 thường gây tổn thương dây thần kinh chi phối cảm giác vùng háng và bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến chuyển động của cơ hông. Thoát vị L1-L2 có thể gây đau ở lưng dưới và vùng bẹn. Cơn đau có thể lan ra vùng đùi trước và bên trong đùi.

Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4

Các dây thần kinh L2, L3 chi phối cảm giác cho phần trước của đùi và mặt trong của chân. Ngoài ra các dây này còn đóng vai trò chi phối hoạt động của cơ hông, đầu gối.

Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4 chèn ép dây thần kinh có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau nhói, thường có cảm giác bỏng rát ở đùi hoặc phần bên trong của chân.
  • Tê ở đùi hoặc phần trong của chân.
  • Yếu khi di chuyển đùi và/hoặc đầu gối theo các hướng khác nhau.
  • Cảm giác bất thường, chẳng hạn như cảm giác kim châm và/hoặc ngứa ran.

Những triệu chứng này thường gặp ở một chân. Hiếm khi, xuất hiện ở cả hai bên chân.

Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4 chèn ép thần kinh gây đau lan theo đường đi của dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4 chèn ép thần kinh gây đau lan theo đường đi của dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm L4-L5

Khi đĩa đệm nằm ở vị trí L4-L5 bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh chi phối hoạt động các cơ nâng bàn chân và ngón chân cái. Rễ thần kinh bị tổn thương lâu ngày sẽ gây yếu cơ vùng chân, cảm thấy tê, đau ở đầu bàn chân, ngón chân.

Thoát vị đĩa đệm L5-S1

Thoát vị đĩa đệm L5-S1 thường gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh S1. Ngoài đau thần kinh tọa, thoát vị ở vị trí này có thể dẫn đến yếu khi đứng kiễng chân. Cảm giác tê và đau có thể lan xuống lòng bàn chân và bên ngoài bàn chân.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm 

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thoát vị đĩa đệm, nhưng nguyên nhân chính được cho là do sự thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho cột sống lâu ngày khiến đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng, dễ bị tổn thương. 

Cùng với đó là quá trình thoái hóa tự nhiên theo thời gian khiến cột sống, đĩa đệm bị thoái hóa, suy yếu dễ nứt rách. Và các yếu tố thuận lợi như sai tư thế trong lao động, sinh hoạt, chơi thể thao, tính chất công việc ít vận động, thừa cân,... cũng đều góp phần khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra sớm, tiến triển nặng nhanh hơn. 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay 

Tùy thuộc vào từng tình trạng thoát vị đĩa đệm mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1 và 2 tức là khi nhân nhầy chưa thoát ra ngoài thì có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp vật lý trị liệu và sản phẩm thảo dược tăng cường sức khỏe cột sống. Trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3, 4 đã điều trị nội khoa mà không đỡ thì cần cân nhắc phẫu thuật, sau đó sử dụng sản phẩm thảo dược để ngăn ngừa tái phát. 

Dù áp dụng phương pháp nào thì mục tiêu cần đạt được trong phòng và chữa thoát vị đĩa đệm là cần thực hiện song song biện pháp giảm triệu chứng, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng: 

Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm tạm thời 

Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm non steroid, corticoid, giãn cơ, chống trầm cảm,... thường được sử dụng để giảm nhanh các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là giải pháp tạm thời, giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức chứ không tác động vào căn nguyên hay làm lành các tổn thương tại đĩa đệm. Nên người bệnh cần có biện pháp thực hiện song song bổ sung dưỡng chất cho đĩa đệm khỏe mạnh, ngăn chặn các tổn thương tiến triển nặng hơn. Những loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trên gan, thận, dạ dày nên chỉ dùng trong thời gian ngắn. 

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm 

Kết hợp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng để nâng cao hiệu quả giảm đau nhức, kháng viêm. Các phương pháp thường được áp dụng là bài tập kéo giãn cột sống, sóng ngắn, liệu pháp nhiệt,.... Phương pháp này cũng giúp giảm triệu chứng, không tác động vào căn nguyên gốc rễ gây thoát vị đĩa đệm. Và cần được thực hiện trong thời gian dài bởi người có chuyên môn cao mới thấy rõ hiệu quả. 

Dầu vẹm xanh giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, hiện nay để cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả lâu dài cần kết hợp sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh giúp tăng cường sức khỏe đĩa đệm, cột sống, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Dầu vẹm xanh đã được đánh giá rất cao trong nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ giảm đau nhức do các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, thành phần này vô cùng an toàn cho người sử dụng nên có thể sử dụng lâu dài.

Dầu vẹm xanh - Dược liệu tuyệt vời dành cho người thoát vị đĩa đệm

Dầu vẹm xanh - Dược liệu tuyệt vời dành cho người thoát vị đĩa đệm

Cốt Thoái Vương với sự kết hợp từ dầu vẹm xanh cùng các thành phần khác như: thiên niên kiện, nhũ hương cùng magie, canxi, vitamin B1, B2, glycine, MSM,... có tác dụng kháng viêm, giảm đau, bổ sung dinh dưỡng cho đĩa đệm khỏe mạnh, đàn hồi tốt, tái tạo và phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, ngăn ngừa các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt sống hiệu quả.

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên cả nước chứng minh hiệu quả giảm đau, cải thiện hội chứng rễ thần kinh hiệu quả.

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng

Nghiên cứu Cốt Thoái Vương tại trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đều cho hiệu quả đẩy lùi cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống rất tốt. 94,1% trường hợp bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm giảm triệu chứng đau nhức.

Cốt Thoái Vương đã được chứng minh hiệu quả giảm đau, cải thiện hội chứng rễ thần kinh

Cốt Thoái Vương đã được chứng minh hiệu quả giảm đau, cải thiện hội chứng rễ thần kinh

Tháng 12 năm 2021 mới đây, Cốt Thoái Vương đã được bình chọn là sản phẩm tin dùng số 1 Việt Nam 2021 cho người đau lưng, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp.

Cốt Thoái Vương là sản phẩm tin dùng số 1 cho người đau lưng, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp

Cốt Thoái Vương là sản phẩm tin dùng số 1 cho người đau lưng, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp

Bài viết đã giới thiệu đến bạn những triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm, từ đó giúp người bệnh nhận biết sớm và thăm khám kịp thời. Nếu còn thắc mắc về phương pháp trên hoặc tình trạng đau lưng, thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm,... bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ nhé!

 

Link tham khảo:

https://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/c1-c2-vertebrae-and-spinal-segment

https://healthfully.com/c3-and-c4-herniated-disc-symptoms-4140636.html

https://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/all-about-l3-l4-spinal-segmen