Phồng đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời cộng với sự tác động của quá trình mang vác nặng, chấn thương, lão hóa,… thì bệnh có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm – Một căn bệnh xương khớp mạn tính vô cùng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để chữa phồng đĩa đệm. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm có cấu tạo gồm nhân nhầy, các vòng sụn dẻo, vòng sợi sụn... Đối với đĩa đệm bình thường sẽ có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy ở trung tâm, nằm ở khe giữa hai đốt sống. Đĩa đệm hoạt động như bộ phận giảm xóc, nhờ tính chất đàn hồi này mà có thể bảo vệ và giảm tổn thương cho khớp, giúp duy trì vận động dẻo dai.

Trong khi đó, bệnh phồng đĩa đệm (là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm) sẽ hình thành với hiện tượng đĩa đệm bị phình ra sau, về phía vòng sợi bị suy yếu và nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, chưa gây chèn ép thần kinh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già khi xương khớp bị thoái hóa hoặc vận động mạnh, chấn thương…

Hình ảnh phồng đĩa đệm 

Hình ảnh phồng đĩa đệm

>>Xem thêm: Đau vai gáy là bệnh gì mà khiến tôi hoa mắt, chóng mặt? Tôi phải làm sao?

Triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm

Trong nhiều trường hợp bị phồng đĩa đệm, người bệnh có biểu hiện tê bì chân tay, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân. Tuy nhiên, phồng đĩa đệm không phải nguyên nhân trực tiếp gây đau cột sống thắt lưng. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, cộng với sự tác động của thói quen mang vác nặng, chấn thương, quá trình lão hóa thì phồng đĩa đệm có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Lúc này, chất nhầy bên trong có thể sẽ bị lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, gây ra chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh,… làm đau lưng, giảm khả năng vận động; gây tê mỏi, teo cơ, nặng hơn có thể gây bại liệt; ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Hàng triệu người phải ngừng vận động chỉ vì biến chứng của phồng đĩa đệm.

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm tư vấn qua video:

Cách chữa phồng đĩa đệm khó lòng bỏ qua

Việc trị liệu phồng đĩa đệm còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể với mức độ bệnh và vị trí đĩa đệm cột sống bị tổn thương để xác định hướng điều trị phù hợp nhất. Một số cách thường được sử dụng như: Dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, phẫu thuật… kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Dùng thuốc Tây y giúp giảm đau

Các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm có thể làm giảm cơn đau do bệnh phồng đĩa đệm gây ra, tuy nhiên với một số trường hợp hiệu quả giảm đau cũng không cao.

Thuốc Tây giúp giảm nhanh cơn đau do bệnh phồng đĩa đệm 

Thuốc Tây giúp giảm nhanh cơn đau do bệnh phồng đĩa đệm

Tuy nhiên, những thuốc giảm đau xương khớp này thường mang tác dụng phụ không mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh không nên lạm dụng chúng mà phải sử dụng theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng xấu tới dạ dày, hệ tiêu hóa,…

Vật lý trị liệu, châm cứu

Để đạt được kết quả điều trị cao nhất, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị người bệnh có thể kết hợp với một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác như:

* Vật lý trị liệu

Các bài tập trị liệu phù hợp theo hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp làm giảm áp lực lên hệ thống dây thần kinh; kéo giãn cột sống nhằm giúp cơ thể, gân cốt được dẻo dai; tránh phồng đĩa đệm biến chứng nặng hơn sang thoát vị.

* Châm cứu

Châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả hơn, đồng thời cũng ít rủi ro hơn so với các phương pháp điều trị phồng đĩa đệm cột sống khác như uống thuốc và phẫu thuật. Phương pháp châm cứu sẽ cho hiệu quả lâu dài khi được kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Việc châm cứu chính xác các huyệt đạo sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng, giải tỏa stress và bớt mệt mỏi.

Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh việc châm cứu sẽ kích thích những vùng cột sống bị tổn thương, tạo ra chất giảm đau tự nhiên. Đồng thời, thúc đẩy sự tự sửa chữa và giải phóng ra hormone endorphin giúp cơ thể thư giãn. Theo phương pháp tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ nhỏ lại và cơn đau cũng dần được giải tỏa.

Phẫu thuật

Là biện pháp cuối cùng, chỉ xem xét phẫu thuật đối với các trường hợp nặng, phồng đĩa đệm đã chuyển sang giai đoạn thoát vị nặng; đã điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu,… không còn mang lại hiệu quả.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Khi thay đổi một số thói quen xấu, lối sống thiếu khoa học sẽ rất hữu ích cho việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm.

+ Ngồi và đứng đúng tư thế

Thông thường, tư thế đúng đó là giữ đầu, lưng và vai thẳng hàng để làm giảm áp lực lên phần lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng gối để kê phía sau lưng giúp định hình cột sống. Bên cạnh đó, các bạn cần giữ tư thế thẳng khi đi hoặc đứng để giảm thiểu tác động lên cột sống và cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra.

+ Tập thể dục thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh

Theo các chuyên gia cho biết, việc tập thể dục thường xuyên chính là cách giúp cơ thể phản ứng lại các yếu tố xấu tác động lên cơ bắp; giúp cơ bắp linh hoạt và dẻo dai, rắn chắc hơn. Nếu một người lười vận động thể thao, cơ bắp sẽ bị yếu đi và co cứng, làm giảm khả năng vận động. Lúc này, áp lực sẽ tăng lên, làm chèn ép đĩa đệm phía sau lưng và gây thoát vị. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị phồng đĩa đệm cột sống, tốt nhất bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với bài tập nhẹ nhàng hoặc các môn thể thao yêu thích như khiêu vũ, bơi lội.

Vận động thường xuyên phòng ngừa phồng đĩa đệm 

Vận động thường xuyên phòng ngừa phồng đĩa đệm

+ Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phồng đĩa đệm cột sống một phần do yếu tố trọng lượng. Do đó, người bệnh cần kiểm soát cân nặng để tránh gây áp lực lên cột sống làm chèn ép đĩa đệm.

+ Nâng đồ vật đúng tư thế

Khuân vác hay nâng đồ vật nặng cũng chính là nguyên nhân gây phồng đĩa đệm. Cho nên, khi nâng vật nặng, người bệnh cần lưu ý dùng lực ở chân để nâng vật lên chứ không nên dùng sức ở phần lưng. Chân của bạn nên đứng sát với vật cần nâng và bàn chân nên hướng ra ngoài để làm điểm tựa giúp nâng vật lên dễ dàng hơn.

>>Xem thêm: Rước họa liệt giường chỉ vì coi thường triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Cải thiện phồng đĩa đệm bằng sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu Đông y

Với các bệnh mạn tính liên quan tới xương khớp như phồng đĩa đệm, việc uống thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra các phản ứng phụ, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên người bệnh thường có xu hướng tìm đến các bài thuốc tự nhiên, an toàn, lành tính. Thông thường, những bài thuốc Đông y này có công dụng bồi bổ khí huyết, cung cấp dưỡng chất cho xương khớp, giúp phục hồi chức năng hệ thống cột sống và các dây thần kinh bị chèn ép, kháng viêm - giảm đau hiệu quả.

Người bệnh nên sử dụng sản phẩm tiêu biểu là Cốt Thoái Vương. Đây được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ trị liệu phồng đĩa đệm vừa hiệu quả lại an toàn, tiện lợi.

 Cốt Thoái Vương giúp cải thiện phồng đĩa đệm

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện phồng đĩa đệm

tu-van

Sản phẩm giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, cột sống thay thế từ đó, quá trình sinh bệnh phồng đĩa đệm sẽ chậm lại; Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, cột sống trong đó có phồng đĩa đệm hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ. Sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn vì ưu điểm của các thành phần:

- Thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp.

- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.

- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K2 giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; vitamin K2 còn tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

- Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức phù hợp cho người bị phồng đĩa đệm.

Xuất hiện nhiều năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Bị tê mỏi hai chân, ông Đào Duy Từ (SN 1962, trú tại Yên Giáp, Tiến Thịnh, Mê Linh, Hà Nội) đi khám thì phát hiện phồng đĩa đệm. Nhờ uống Cốt Thoái Vương, ông đã đi lại được, tiếp tục lái xe trang trải cho cuộc sống. Mời bạn lắng nghe ông Từ chia sẻ trong video dưới đây:


Chị Hà Thị Phương (sinh năm 1980, ở số 7A231 ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Sau khi phát hiện ra mình bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, chị đã uống Cốt Thoái Vương và cải thiện. Chị chia sẻ qua video:

Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng Cốt Thoái Vương 

* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Đánh giá của chuyên gia 

Người bị phồng đĩa đệm nên có chế độ dinh dưỡng, vận động như thế nào? Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm giải đáp:

Xem thêm: Khi nào bắt buộc phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trả lời TẠI ĐÂY.

Ngoài các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm kể trên, người bệnh cần chú ý theo dõi, phát hiện  bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!

Khánh Vũ