Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và thường xuyên xuất hiện ở người già, nhân viên văn phòng, người làm công việc mang vác nặng nhọc. Nếu không được điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Dưới đây là các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm mà không phải ai cũng biết, bạn nên tìm hiểu rõ hơn để chủ động điều trị.

4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm, đừng để mình nặng tới mức giai đoạn cuối

Tương tự như nhiều bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm cũng diễn tiến qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn cũng có những đặc điểm và dấu hiệu đau khác nhau. Các chuyên gia chia thoát vị đĩa đệm ra thành 4 giai đoạn tiến triển bệnh:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm tổn thương – thoái hóa.

Giai đoạn 2: Đĩa đệm vỡ, rạn nứt.

Giai đoạn 3: Nhân đệm tràn ra ngoài.

Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng, đĩa đệm tổn thương toàn phần, nhiễm trùng.

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Cơn đau theo các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Vậy các giai đoạn thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Hãy lần lượt “trải qua” 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm như sau:

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, thoát vị đĩa đệm chưa có những dấu hiệu thương tổn rõ rệt. Bao xơ quanh đĩa đệm chỉ mới bắt đầu tổn thương, suy yếu, thoái hóa. Trong đĩa đệm xảy ra những thay đổi về hóa học. Bệnh nhân có thể cảm nhận những cơn đau nhức thoáng qua với tỉ lệ rất thấp, đôi khi không xuất hiện cơn đau. Thông thường sau khi vận động, bệnh nhân có thể cảm thấy đau mỏi nhẹ tại một số vị trí trên cột sống như vùng đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng… Nhìn chung giai đoạn này ít hoặc không cảm nhận được cơn đau một cách rõ rệt, phần nhân nhầy đĩa đệm vẫn nằm nguyên trong bao xơ. Thương tổn trên bao xơ còn nhẹ, chưa dẫn đến nứt, rách.

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2

Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng

Đĩa đệm bắt đầu có sự dịch chuyển lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bao xơ có dấu hiệu phình to, xuất hiện những rạn nứt nhỏ, vết rách trên bề mặt bao xơ. Nhân nhầy giai đoạn này vẫn nằm nguyên trong đĩa đệm, không bị vỡ và cũng chưa bị đẩy ra khỏi bao xơ. Tuy nhiên do đĩa đệm giai đoạn này đã phình ra, có thể chèn vào các dây thần kinh tủy sống hoặc đè lên những cấu trúc xương, cơ xung quanh. Do đó giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những cơn đau với tần suất trung bình, dễ nhận ra hơn so với giai đoạn khởi phát. Trong vận động, sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau thoáng qua ở vùng cổ, vai gáy hoặc vùng thắt lưng, hông,… Giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện cảm giác tê tại những khu vực xung quanh vùng thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3

Ở giai đoạn này vết rách tại bao xơ bắt đầu lớn dần, nhân nhầy bên trong bị ép và có thể vỡ ra thành những mảnh nhỏ. Một phần nhân nhầy có thể bị rơi khỏi bao xơ, phần lớn nhân nhầy còn lại vẫn nằm trong bao xơ. Giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt cơn đau khi cử động. Các vị trí cổ hoặc thắt lưng xuất hiện cơn đau nặng hơn, tần suất cơn đau cũng thường xuyên hơn. Giai đoạn này bệnh nhân cũng dễ gặp phải các cơn đau lan ra xung quanh. Tê bì chân tay và cổ vai gáy cũng diễn ra khi có vận động. Bệnh nhân bắt đầu gặp trở ngại trong sinh hoạt, làm việc.

Thoát vị đĩa đệm gây khó khăn khi làm việc

Thoát vị đĩa đệm gây khó khăn khi làm việc

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4

Bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ khá nghiêm trọng, nhân nhầy tràn ra ngoài khá nhiều kéo theo các thành phần hóa học trong nhân nhầy tràn ra. Giai đoạn này không chỉ gây đau đớn nghiêm trọng mà còn rất dễ bị nhiễm trùng, viêm dây thần kinh,… Các dây thần kinh xung quanh vị trí đau cũng bị chèn ép thường xuyên bởi nhân nhầy. Bệnh nhân đi đứng, cử động gặp nhiều khó khăn, cơn đau thường xuyên và dữ dội.

>>Xem thêm: Tiểu tiện không tự chủ vì thoát vị đĩa đệm. Tại sao?

Làm sao để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bằng sản phẩm Đông y

Nhận biết cũng như điều trị sớm thoát vị đĩa đệm là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Nếu phát hiện mắc thoát vị đĩa đệm, bạn đừng ngần ngại đi khám để có những chỉ định điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa được đặt lên hàng đầu. Ngày nay, người tiêu dùng luôn hướng tới các sản phẩm từ Đông y, có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ, tăng cường sức mạnh gân cốt, cột sống, đĩa đệm. Một trong những sản phẩm theo xu hướng này đó là Cốt Thoái Vương. Sản phẩm nổi bật bởi các thành phần:

Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

- Dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.

- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; vitamin K còn tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

- Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người tiêu dùng sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương

Hiện đã có rất nhiều người sử dụng sản phẩm và cải thiện, trong đó có bà Nguyễn Thị Thiện (sinh năm 1967, ở thôn Mỹ Yên, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông – SĐT: 0399.122.161) bị thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm từ năm 2010. Nhưng đến năm 2016, sau 2 lần bị ngã, bà thấy đau lưng dữ dội, chân tê buốt, người co rút, nằm liệt, không đi lại được. Nhờ dùng sản phẩm phù hợp, tình trạng của bà đã cải thiện:

Xem thêm kinh nghiệm đẩy lùi thoái hóa cột sống bằng Cốt Thoái Vương của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng

Sau đây là 2 lời khuyên của TS.BSCKII Mai Thị Minh Tâm: Khi bê vác, thay đổi tư thế đột ngột cần chú ý các tư thế, bên cạnh đó có thể uống bổ sung thêm Cốt Thoái Vương để phòng ngừa thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Bài viết đã chỉ ra cho bạn những các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm và dấu hiệu đau đi kèm. Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ