Nhức mỏi lưng, tê bì và đau nhói từ vùng hông lan xuống chân là dấu hiệu của bệnh phồng đĩa đệm L4 - L5. Bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết về tình trạng này để bạn đọc nắm bắt được những điểm cần lưu ý và cách xử trí khi mắc phải. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Bạn biết gì về phồng đĩa đệm L4 - L5?

Cột sống của con người được tạo thành từ các đốt sống xếp chồng lên nhau, bao gồm: 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 12 đốt sống lưng (D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống hông (S1 – S5) và 4 đốt sống cụt. Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề cận, cấu tạo gồm có lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy nằm ở trung tâm, làm nhiệm vụ giảm xóc, giúp cột sống có thể vận động một cách linh hoạt.

Phồng đĩa đệm là một dạng tổn thương của đĩa đệm, hay còn gọi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu thoát vị đĩa đệm là tình trạng rách vòng xơ, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh, thì phồng đĩa đệm chỉ xảy ra khi đĩa đệm phồng ra sau, vòng sợi suy yếu nhưng chưa rách, do đó nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và không gây chèn ép thần kinh.

Trong vận động sinh hoạt hàng ngày, vùng thắt lưng chịu nhiều áp lực và sức nặng của cơ thể. Vì vậy cột sống thắt lưng cũng như các đĩa đệm ở khu vực này phải đối mặt với nhiều tổn thương nhất. Thực tế có rất nhiều người mắc phải căn bệnh phồng đĩa đệm tại vị trí L4 – L5 ở mọi độ tuổi.

Phồng đĩa đệm L4 - L5 có nguy hiểm không?

Có nhiều lý do dẫn đến chứng phồng đĩa đệm L4 - L5, nhưng chủ yếu là do thoái hóa cột sống (theo thời gian, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi, vòng sụn bên ngoài dễ suy yếu, nhân nhầy bị mất nước), chấn thương (các va đập mạnh do tai nạn, chơi thể thao làm ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm), thói quen xấu (ngồi cong vẹo cột sống, khuân vác hoặc bưng bê vật nặng sai cách, hoạt động gắng sức, luyện tập sai cách).

Bệnh nhân bị phồng đĩa đệm L4 – L5 thường gặp những biểu hiện sau:

- Đau và mỏi vùng thắt lưng.

- Tê bì, cảm giác như kiến bò từ vùng hông xuống chân và các ngón chân.

- Đau nhói xuống chân, âm ỉ nhiều ngày và tăng dần mỗi ngày.

Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường không quá rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu. Do đó, người bệnh sinh ra tâm lý chủ quan hoặc có nhiều người còn không biết mình đang mắc bệnh. Đến khi thăm khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới trầm trọng hơn – thoát vị đĩa đệm.

Khi phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, đây mới là giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, cơn đau đã thực sự làm giảm chất lượng cuộc sống, xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và mức độ ngày càng tăng. Người bệnh không chỉ đau cột sống thắt lưng mà còn cảm thấy tê mỏi, teo cơ, khả năng vận động bị hạn chế. Đáng lo hơn là bệnh có thể dẫn đến biến chứng bại liệt, tàn phế, mất chức năng vận động hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng.

Nói đến bệnh phồng đĩa đệm L4 – L5, chúng ta không thể không nhắc tới trường hợp của chị Cao Thị Huyên (sinh năm 1982, trú tại ấp Định Lộc, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương - SĐT: 0377.247.880). Vì là công nhân cạo mủ cao su nên bao nhiêu năm nay, chị luôn xách những thùng mủ rất nặng. Kết quả là chứng phồng đĩa đệm L4 – L5 đã tìm tới lúc nào không hay. Những lúc đau nặng, chị phải nằm viện, tưởng chừng như không thể đi lại, làm việc được nữa.

Chị kể: “Năm 2014, một lần tôi cạo mủ xong, khi bê thùng mủ lên thấy nhói, mông buốt rồi lan sang xương chậu, hậu môn. Cổ, vai, gáy cũng đau, không thể xách nặng được. Không những thế, tôi đi lại khó khăn, phải chỉnh mọi tư thế để không đau và cố lết đi”.

>>Xem thêm: Đau vai gáy là bệnh gì mà khiến tôi hoa mắt, chóng mặt? Tôi phải làm sao?

Cần làm gì khi bị phồng đĩa đệm để tránh biến chứng nguy hiểm?

Tuy rằng các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không quá rõ rệt nhưng bệnh là thể khởi phát của thoát vị đĩa đệm, một chứng bệnh phức tạp và không có cách chữa trị triệt để. Có thể nói thoát vị đĩa đệm là hung thủ giấu mặt âm thầm phá hủy xương sống và các chức năng vận động của người bệnh.

Do đó, ngay khi có các triệu chứng của phồng đĩa đệm, chúng ta cần đưa ra các hướng điều trị thích hợp, người bệnh cần phối hợp và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, tự bản thân người bệnh cũng có thể ngăn chặn và phòng ngừa bệnh ngay tại nhà bằng cách kết hợp các yếu tố sau:

- Khi lao động, làm việc và tập luyện phải luôn giữ cơ thể ở tư thế đúng. Nếu ngồi làm việc nhiều giờ, cần ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách hợp lý với mặt bàn hay máy tính.

- Cần dành thời gian đứng lên đi lại hay vận động nhẹ nhàng càng nhiều càng tốt. Trong công việc cần thực hiện động tác nâng vật nặng đúng cách, tránh nhấc vật quá nặng một cách đột ngột dễ gây phồng đĩa đệm.

- Việc tập luyện cũng cần được kiểm soát mức độ và cường độ, tránh luyện tập quá mức sẽ gây tổn thương không đáng có cho cột sống. Khi đã mắc bệnh, nên loại trừ các môn thể thao tác động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chày hay cầu lông, tập tạ… Bạn có thể lựa chọn tập xà đơn bởi đây là môn thể thao có khả năng kéo giãn cột sống rất tốt.

- Trong các bài tập luyện, yoga được khuyến nghị là môn có nhiều tác động tích cực, thậm chí có thể hồi phục được các đĩa đệm bị tổn thương nhờ tác động kéo giãn, làm tăng sức mạnh cơ lưng. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp các cơn đau thuyên giảm rõ rệt và cải thiện tình trạng phồng đĩa đệm hiệu quả.

- Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; các phương pháp giảm đau tự nhiên như chườm nóng, lạnh, xoa bóp, massage; các liệu pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, hồi phục chức năng đĩa đệm như châm cứu, bấm huyệt.

>>Xem thêm: Rước họa liệt giường chỉ vì coi thường triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Cải thiện phồng đĩa đệm bằng sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu Đông y

Đối với các bệnh về cột sống nói chung và phồng đĩa đệm nói riêng, thuốc tân dược chỉ tạm thời dừng ở tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn, nhưng không giải quyết được bản chất vấn đề gây bệnh. Chưa kể đến việc lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Để căn bệnh phồng đĩa đệm L4 - L5 cải thiện, người bệnh cần tìm đến các bài thuốc tự nhiên, an toàn, lành tính. Thông thường, những bài thuốc Đông y này có công dụng bồi bổ khí huyết, cung cấp dưỡng chất cho xương khớp, giúp phục hồi chức năng hệ thống cột sống và các dây thần kinh bị chèn ép, kháng viêm - giảm đau hiệu quả, có tác dụng lâu dài.

Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm tiêu biểu là Cốt Thoái Vương. Đây được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ trị liệu phồng đĩa đệm vừa hiệu quả lại an toàn, tiện lợi.

Uống Cốt Thoái Vương khi bị phồng đĩa đệm cũng là kinh nghiệm của chị Huyên, chị kể rằng: “Tôi bị phồng đĩa đệm, sau khi uống 1-2 hộp đầu tôi chưa thấy tác dụng gì nhiều nhưng dùng hết 6 hộp, tự nhiên thấy chân tay nhẹ bẫng, lưng cúi được, đi lại bớt đau. Thấy hiệu nghiệm, tôi mua tiếp chục hộp về dùng thì triệu chứng nhức mỏi như tan biến, đi lại bình thường, lưng cúi gập trơn chu, tình trạng cải thiện tới 90%. Tôi có thể đi làm trở lại!”

Uống Cốt Thoái Vương vài tháng đã cải thiện nhưng chị Huyên không ngừng sản phẩm ngay mà tiếp tục uống cả năm. Sau thời gian dùng Cốt Thoái Vương, không những lưng chị bớt đau mà chân tay làm cả ngày cũng chẳng biết mỏi. Dù phải cúi rất nhiều nhưng đi làm về chị không còn khó chịu, không thấy mỏi như trước. Buổi tối cũng không cần nhờ ai đấm bóp.

 cot-thoai-vuong-giup-cai-thien-phong-dia-dem

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện phồng đĩa đệm

Tìm hiểu kỹ hơn về Cốt Thoái Vương, chúng tôi thấy đây là sản phẩm giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, cột sống thay thế; Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, cột sống trong đó có phồng đĩa đệm hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ. Sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn vì ưu điểm của các thành phần:

- Thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp.

- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.

- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K2 giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; vitamin K2 còn tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

- Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức phù hợp cho người bị phồng đĩa đệm.

Xuất hiện nhiều năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Bị tê mỏi hai chân, ông Đào Duy Từ (SN 1962, trú tại Yên Giáp, Tiến Thịnh, Mê Linh, Hà Nội) đi khám thì phát hiện phồng đĩa đệm. Nhờ uống Cốt Thoái Vương, ông đã đi lại được, tiếp tục lái xe trang trải cho cuộc sống. Mời bạn lắng nghe ông Từ chia sẻ trong video dưới đây:

Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng Cốt Thoái Vương 

* Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Đánh giá của chuyên gia 

Người bị phồng đĩa đệm L4 – L5 nên có chế độ dinh dưỡng, vận động như thế nào? Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm giải đáp:

Xem thêm: Khi nào bắt buộc phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trả lời TẠI ĐÂY.

Tình trạng phồng đĩa đệm L4 - L5 xảy ra ban đầu có thể không có dấu hiệu gì đặc biệt, đôi khi bệnh chỉ âm thầm tiến triển khiến ta không lưu tâm nhiều. Do đó, tình trạng bệnh phát triển thành thoát vị đĩa đệm là khá phổ biến và kéo theo đó là những biến chứng khó lường. Người bệnh cần hết sức chú ý phòng ngừa bệnh để giữ gìn một cột sống khỏe mạnh và an tâm tận hưởng cuộc sống.

Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng