Thoát vị đĩa đệm có thể nói là một trong những bệnh lý về cột sống phổ biến và khó chữa hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù tỉ lệ người mắc bệnh rất nhiều nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết rõ ràng về bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thoát vị đĩa đệm là gì qua bài viết này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Tìm hiểu tại đây!

Bạn biết đấy, đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, có cấu trúc dạng thớ sợi xếp theo vòng đồng tâm khá chắc chắn. Bên trong có chứa nhân keo dạng gelatin. Đĩa đệm bao gồm các thành phần: Nhân keo, bao xơ và tấm sụn tận cùng.

Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát khỏi vị trí bên trong đốt sống. Điều này làm chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống và gây đau. Nói theo cách khác, đây là tình trạng đĩa đệm bị lồi ra ngoài khỏi vị trí giữa các đốt sống.

 thoat-vi-dia-dem-la-gi

Thoát vị đĩa đệm  gây chèn ép dây thần kinh

Dấu hiệu, nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của chứng bệnh thoát vị đĩa đệm chính là những cơn đau. Đi kèm với đó là cảm giác kim châm, kiến bò, tê cóng ở từng vùng tương ứng với mỗi vị trí bị thoát vị. Những cơn đau thường tái đi tái lại nhiều lần, mỗi đợt kéo dài từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau trở nên thường xuyên và dai dẳng hơn. Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm đặc trưng bao gồm:

- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ vai gáy, lan xuống cánh tay, bàn tay và tận ngón tay. Tất nhiên bạn sẽ bị đau tê, mất cảm giác, yếu cơ.

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Những cơn đau từ vùng ngang thắt lưng, lan xuống mông và chân, nếu để lâu không điều trị có thể khiến người bệnh bị liệt. Đau dây thần kinh liên sườn. Giảm khả năng cử động, đặc biệt là vùng thắt lưng, người bệnh không thể cúi xuống một cách bình thường được. Nhiều trường hợp, cơn đau trở nên dữ dội, khiến người bệnh phải nằm bất động về 1 bên để đỡ đau.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở vị trí nào?

Phần cột sống bao gồm tất cả 33 đốt sống. Trong đó, có 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7. Giữa các đốt sống cổ cũng có đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ là những dạng phổ biến nhất nhưng trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là nguy hiểm nhất.

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống. Trong đó vị trí L4, L5 là 2 đốt sống thường bị thoát vị nhất.

Những ai dễ mắc thoát vị đĩa đệm?

Những người ở độ tuổi từ 30 - 50 có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao do đốt sống bắt đầu thoái hóa, các vòng sụn bị xơ hóa, rạn nứt, nhân nhầy bị khô, những thành phần nước và sự đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi theo tuổi.

Ngoài ra, di truyền cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Nhân viên văn phòng cũng là nhóm người có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao. Khác với nhóm lao động nặng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm do chấn thương thì nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đối với đối tượng nhân viên văn phòng là do họ ngồi quá lâu ở một tư thế khiến đĩa đệm không được nuôi dưỡng nên sớm dẫn đến thoái hoá. Đĩa đệm bình thường không có mạch máu nuôi dưỡng mà được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua quá trình thẩm thấu. Khi cơ thể duy trì ở trạng thái ngồi quá lâu thì áp suất nội đĩa không thay đổi khiến quá trình thẩm thấu và nuôi dưỡng khó xảy ra làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

 thoát vị đĩa đệm

Nhân viên văn phòng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao

Không chỉ vậy, những người thường xuyên lái xe đường dài, hoặc làm nghề lái xe, lái máy xây dựng, máy ủi, máy xúc… hay bị thoát vị đĩa đệm. Những người này thường phải ngồi trên xe trong suốt thời gian làm việc nên các rung động, dằn xóc sẽ tác động liên tục lên cột sống. Mặt khác, họ luôn phải ngồi lâu ở một tư thế khiến dinh dưỡng cho đĩa đệm kém.

Bên cạnh những đối tượng trên thì một số nhóm người làm những công việc thường xuyên phải mang vác, khiêng, bê vật nặng, người có thói quen hay xách vật nặng một tay như thợ hồ, xách nước… cũng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn bình thường.

Khi nào cần đi khám bệnh thoát vị đĩa đệm?

Những trường hợp nên đi khám Bác sĩ ngay bao gồm:

- Khi bệnh nhân bị đau lưng hơn1 tuần, gây khó chịu cho hoạt động thường ngày.

- Đau lưng xảy ra ngay sau ngã hoặc sau chấn thương.

- Cơn đau nhức nhối vào ban đêm.

- Đau kèm sốt và gầy sút chưa rõ nguyên nhân.

Thoát vị thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn sau đợt điều trị khoảng 4-6 tuần, nếu không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới.

Những trường hợp đau lưng có kèm rối loạn cơ tròn (bí đại tiểu tiện hoặc ỉa đái không tự chủ, hoặc yếu chi), nên đi khám cấp cứu.

Hậu quả nghiêm trọng mà thoát vị đĩa đệm gây ra gây ra

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị kịp thời. Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến, khả năng vận động, hoạt động và lao động của bệnh nhân, 2 biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến đó là:

- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tuỷ sống. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng. Bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.

- Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Một số bệnh lý nguy hiểm khác:

- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng. Xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

- Hội chứng đuôi ngựa: Biểu hiện là cơn đau dữ dội, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác… Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

- Rối loạn vận động: Bại liệt cơ ở hai chân. Lúc nào cũng có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động. Do liệt cơ thắt ngoại vi không giữ được nước tiểu.

Phòng ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm bằng chế phẩm từ dầu vẹm xanh

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống rất dễ mắc phải nhưng khó chữa, tiếp cận sai phương pháp vừa tốn kém chi phí mà hiệu quả chữa bệnh lại không cao. Hiện nay phẫu thuật là phương pháp khá phổ biến, tuy nhiên chỉ với những trường hợp bệnh nặng đau nhiều mới nên lựa chọn phương pháp này. Thay vào đó, có rất nhiều phương pháp từ tự nhiên chữa thoát vị đĩa đệm an toàn mà hiệu quả đôi khi rất nhanh. Điển hình cho phương pháp này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương với thành phần chính là dầu vẹm xanh rất giàu omega 3, kết hợp với các thảo dược quý như thiên niên kiện, nhũ hương, các vitamin, khoáng chất, acid amin… Tất cả kết hợp thành một công thức tác động hiệp lực hỗ trợ điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm, cụ thể:

- Kháng viêm, tiêu sưng, đào thải độc tố viêm nhiễm do quá trình thoái hóa, thoát vị gây nên.

- Tán thấp, hành thủy, hoạt huyết tăng cường lưu thông máu.

- Bồi bổ dinh dưỡng cho hệ thống cột sống bị thoái hóa giúp phục hồi lại hệ thống cột sống, đĩa đệm.

- Bồi bổ dinh dưỡng, hồi phục, nâng đỡ cho hệ thống thần kinh bị tổn thương.

Như vậy, Cốt Thoái Vương là lựa chọn phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm giúp phục hồi sức khỏe, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Cốt Thoái Vương cho thoát vị đĩa đệm 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Chia sẻ của người bệnh đã thoát khỏi cơn đau do thoát vị đĩa đệm sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương

Điển hình như trường hợp của Bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương - SĐT: 0983.141.823) là người xởi lởi, ưa hoạt động. Cuối năm 2017, bỗng dưng bà đột ngột đau lưng, đau dọc xuống chân trái, đau từ đùi đến các đầu ngón chân. Bà đau đến độ không thể bế cháu, nhiều khi còn không đi đứng được. Bà được chẩn đoán là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và chèn dây thần kinh tọa. Tưởng liệt, nhưng không, nhờ có sản phẩm Cốt Thoái Vương, bà đã có thể đi khom, rồi đi thẳng, bế cháu và phụ giúp việc nhà trở lại như chưa từng bị cơn đau nào hành hạ. Cùng xem chi tiết chia sẻ kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm của bà Liễu

Kinh nghiệm cải thiện thoát vị đĩa đệm thành công của nhiều người

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Cốt Thoái Vương

Đánh giá của PGS.TS Đoàn Văn Đệ  về hiệu quả của Cốt Thoái Vương cũng như thành phần chính dầu vẹm xanh đối với tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm:

Như vậy bạn đã có giải đáp cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm là gì rồi phải không? Hiểu bệnh và biết rõ các cách phòng ngừa giúp bạn chủ động hơn trong việc chữa trị, tránh để bệnh tiến triển nặng. Nếu còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ