Bác sĩ Ashot Kotcharian, MD, chuyên gia về phục hồi chức năng ở các trường hợp đau lưng khuyên rằng: Người bệnh đau lưng không nên từ bỏ hy vọng điều trị căn bệnh này bởi sau khi xác định được các nguyên nhân gây đau lưng, chúng ta có thể cập nhật ngay các phương pháp điều trị đau lưng mạn tính hiệu quả mà không cần phẫu thuật!
Những nguyên nhân nào gây ra đau lưng mạn tính?
Đau lưng mạn tính thường có liên quan đến tuổi tác hoặc cũng có thể là hậu quả của chấn thương gây ra. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân phổ biến gây đau lưng mạn tính bao gồm:
- Thoái hóa cột sống.
- Hẹp ống sống dẫn đến đau thần kinh
- Thoát vị đĩa đệm hoặc phồng, xẹp đĩa đệm.
- Hội chứng đau cơ và đau cơ không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, rất khó để xác định nguyên nhân gây ra chứng đau lưng mạn tính. "Nếu bác sĩ của bạn chưa thể đưa ra kết luận chẩn đoán, đã đến lúc tìm kiếm ý kiến thứ hai từ một chuyên gia về đau lưng", Kotcharian khuyến cáo.
Kotcharian cũng cảnh báo thêm: “Điều quan trọng là không nên vội vã đưa ra quyết định chẩn đoán cho đến khi xác định được nguồn gốc của cơn đau lưng mạn tính là gì. Bởi việc đó có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Nếu nguồn gốc của cơn đau không xác định được hoặc không thể điều trị, lựa chọn tốt nhất của bạn có thể là hãy trao đổi với bác sĩ của mình để giúp giảm bớt sự bùng phát của cơn đau và kiểm soát cơn đau bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật”.
7 cách trị đau lưng mạn tính không cần phẫu thuật
1. Liệu pháp vật lý
Tập thể dục là nền tảng của điều trị đau lưng mạn tính. Đây là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên bạn nên áp dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu cho cột sống của bạn. Tuy nhiên, mỗi một người, một tình trạng bệnh sẽ có những bài tập khác nhau chứ một bài tập không thể áp dụng cho tất cả mọi người, Kotcharian nói. Duy trì việc tập thể dục thường xuyên ở nhà đóng góp một phần quan trọng trong sự thành công của quá trình điều trị tình trạng đau lưng mạn tính.
2. Thiền và yoga
Đau lưng mạn tính gây căng thẳng cả về thể chất và tinh thần. Để kiểm soát cảm xúc của bản thân như sự thất vọng, cáu kỉnh, trầm cảm, lo lắng khi đối phó với chứng đau lưng mạn tính, bạn có thể được giới thiệu đến một nhà tâm lý học phục hồi chức năng. Chuyên gia này có thể khuyên bạn nên tập thiền, yoga và các phương pháp nhận thức, thư giãn khác để giữ cho tâm không tập trung vào đau.
Thiền và yoga có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng mạn tính
3. Thực hiện chế độ ăn hợp lý
Một số đồ ăn có thể gây ra viêm hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm đau ở người bị đau lưng mạn tính, đặc biệt là những chất béo trans, đường tinh chế và thực phẩm chế biến. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu chế độ ăn uống của bạn có phải là tác nhân làm cho tình trạng đau lưng của mình nặng nề hơn hay không và cần thay đổi như thế nào để hạn chế tình trạng đó.
Duy trì một cân nặng phù hợp cũng có thể giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng bằng cách giảm áp lực lên cột sống của bạn.
4. Thay đổi lối sống
Khi bạn bị đau lưng mạn tính, điều quan trọng là cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt xấu mà làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn. Không nên làm việc nặng quá sức, không nên bê vác vật nặng, không nên xách vật nặng ở 1 bên tay hoặc không nên thay đổi tư thế đột ngột. Bởi tất cả những thói quen đó có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Một thay đổi quan trọng khác trong lối sống là bỏ hút thuốc lá. Nicotin trong thuốc lá được nghiên cứu là có thể làm bùng phát cơn đau và trì hoãn hiệu quả điều trị bệnh.
5. Tiêm thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết
Trong trường hợp bệnh nhân gặp cơn đau lưng mạn tính quá dữ dội mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng phương pháp tiêm thuốc giảm đau để giúp giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài và không nên sử dụng riêng biệt. Điều đặc biệt, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng phương pháp này, cũng không được lạm dụng bởi nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn sau 1 thời gian tiêm thuốc.
6. Phương pháp điều trị thay thế
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, trị liệu phản xạ sinh học hoặc liệu pháp laser, xung điện thần kinh và các phương pháp điều trị đau cột sống không phẫu thuật khác cũng có thể tạo ra sự khác biệt cho chứng đau lưng mạn tính.
Hãy chia sẻ với các chuyên chuyên gia về cột sống của bạn về phương pháp điều trị thay thế có thể có lợi cho bạn nhé.
7. Các liệu pháp dược lý
Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ và các thuốc khác có thể được sử dụng để giúp kiểm soát chứng đau lưng mạn tính. Tuy nhiên, phần lớn các thuốc này đều gây ra nhiều tác dụng phụ và không được chỉ định sử dụng kéo dài.
"Không nên sử dụng các loại thuốc opioid như là thuốc điều trị đau lưng mạn tính đầu tiên, duy nhất hoặc dài hạn", Kotcharian khuyến cáo.
Nhiều người sử dụng những loại thuốc này đã bị phụ thuộc vào thuốc mà không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của tình trạng đau lưng mạn tính của họ. Thuốc opioid nên được chỉ định sau khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và cần được sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp có kinh nghiệm.
Giải pháp nào cho chứng đau lưng mạn tính một cách hiệu quả và an toàn?
Phẫu thuật không phải là giải pháp số một và duy nhất cho tình trạng đau lưng mạn tính. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo 7 cách trên để giúp giảm tình trạng đau lưng mạn tính của mình. Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại kết hợp với tinh hoa của y học cổ truyền đã nghiên cứu và bào chế ra một sản phẩm thảo dược mang tên Cốt Thoái Vương giúp cải thiện tình trạng đau lưng mạn tính rất hiệu quả.
Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh, chứa rất nhiều hoạt chất omega 3 giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường sự chắc khỏe của cột sống. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp thêm các thành phần thảo dược như nhũ hương, thiên niên kiện và các khoáng chất, vitamin như vitamin nhóm B, Canxi, Glycin… không chỉ giúp giảm các triệu chứng của tình trạng đau lưng mạn tính như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm mà còn giúp cột sống chắc khỏe hơn, phục hồi dần cột sống bị thoái hóa. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên dùng 2 viên Cốt Thoái Vương/lần x 2 lần /ngày theo đợt 3-4 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện TƯQĐ 108, BV Quân Y 103, trường Đại học Y Hà Nội đều thu được, sản phẩm giúp cải thiện vận động khớp rõ rệt sau 1 đợt điều trị từ 2-4 tháng. Ghi nhận những hiệu quả của Cốt Thoái Vương trên lâm sàng, rất nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao tác dụng và độ an toàn của Cốt Thoái Vương.
Sau đây là đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Thông – Trưởng khoa Thần Kinh, BVTWQĐ 108:
Đánh giá của PGS.TS Đoàn Văn Đệ- Nguyên chủ nhiệm khoa tim thận khớp, nội tiết, BV Quân Y 103:
Bên cạnh đó, Cốt Thoái Vương cũng được hàng nghìn bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm tin tưởng sử dụng và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm điều trị thành công của mình, sau đây là những đánh giá của họ:
Chia sẻ của Chị La Thị Oanh ở Tổ 7 ấp 7 Xuân Thới Thượng Huyện Hóc Môn, TP.HCM:
Kinh nghiệm chữa đau lưng do thoát vị đĩa đệm của anh Nguyễn Thành Chiến (Bình Dương):
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị của chị Hà Thị Phương - Giảm đến 70% bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chỉ sau 2 tháng uống Cốt Thoái Vương:
Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm kinh nghiệm điều trị thành công thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống của các bệnh nhân khác TẠI ĐÂY.
Đau lưng mạn tính là một bệnh lý không phải dễ điều trị nhưng không phải là không có phương pháp điều trị hiệu quả. Trước khi nghĩ đến phẫu thuật, bạn hãy thử qua những phương pháp điều trị mà bài viết đã nêu trên, biết đâu, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi không còn những cơn đau lưng hành hạ mỗi ngày nữa.
Để được tư vấn cụ thể hơn về các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa...các bạn có thể liên hệ tới số hotline: 0988 630 414/0936 083 402 để dược Dược sĩ đại học tư vấn MIỄN PHÍ!
Hương Lan