Nhắc tới bệnh thoát vị đĩa đệm, mọi người sẽ nghĩ ngay tới các tình trạng như: Khó vận động, teo cơ, liệt chi, mất cảm giác… Tùy vào mức độ bệnh, vị trí đĩa đệm bị thoát vị và nguyên nhân cụ thể mà ảnh hưởng của bệnh gây nên sẽ khác nhau. Hiểu hơn về các biến chứng thoát vị đĩa đệm giúp bạn đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó thực hiện điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ 3 biến chứng của căn bệnh này.

3 biến chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất khiến bạn giật mình

Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh lý cơ xương khớp xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, người thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc người gặp chấn thương. Khi đĩa đệm bị thoát vị, ngoài việc chèn ép các rễ thần kinh gây ra các cơn đau nhức khó chịu, bệnh còn có thể làm cột sống bị cong vẹo, biến dạng và phát sinh nhiều biến chứng khác.

Trong tất cả các biến chứng thoát vị đĩa đệm, 3 dạng sau được cho là phổ biến và có tác động nặng nề nhất, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút trầm trọng.

1. Rối loạn chức năng bài tiết và đường tiết niệu

Thần kinh, tủy sống rất quan trọng đối với chức năng hoạt động của hệ thống bài tiết. Các dây thần kinh này có thể bị tổn thương nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm thắt lưng vào trong ống tủy sống. Một số triệu chứng người bệnh gặp phải như tiểu tiện, đại tiện không tự chủ hoặc bí tiểu, khó tiêu… Trung tâm Y tế của Đại học Maryland cảnh báo rằng hội chứng đuôi ngựa nón tủy (do đĩa đệm chèn ép tủy sống, dây thần kinh) có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh ruột, bàng quang. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng kiểm soát chức năng hệ bài tiết là không thể phục hồi.

2. Giảm khả năng vận động, gây tàn phế

Khi bị thoát vị đĩa đệm, ngoài việc đau nhức, bệnh nhân còn bị hạn chế khả năng vận động. Cụ thể một số động tác như cúi người, vặn mình, đi nhanh, đứng lên ngồi xuống,… đều thực hiện rất khó khăn:

- Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh cánh tay, khiến các thao tác cầm nắm, nhấc tay, gập hay duỗi cánh tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng như thắt lưng có thể làm ép dây thần kinh tọa, gây ra các cơn đau kéo dài từ thắt lưng cho đến tận gót chân, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Nghiêm trọng hơn, thoát vị đĩa đệm có thể gây tàn phế suốt đời. Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép rễ thần kinh lâu ngày mà không được khắc phục kịp thời khiến máu ngừng lưu thông và không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi tế bào, có thể gây liệt và tàn phế suốt đời.

3. Nguy cơ bị teo cơ các chi, yếu cơ

Thoát vị đĩa đệm có thể khiến cơ và chi tê liệt, lâu ngày dẫn đến tình trạng cơ – khớp co cứng và bị teo nhanh chóng, nguyên nhân là do lượng máu lưu thông bị hạn chế. Vấn đề này gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác như xương cột sống cong vẹo, giảm chiều cao, tê bì chân tay gây rối loạn cảm giác,… cũng thường gặp ở người thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cảnh báo rằng thoát vị đĩa đệm cũng liên quan đến việc các giác quan ở đùi bên trong, mặt sau của chân và vùng quanh trực tràng bị rối loạn.

Biện pháp điều trị ngăn chặn các biến chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không thể điều trị khỏi hẳn, bởi khi đĩa đệm tổn thương sẽ không hồi phục lại được trạng thái ban đầu, tuy nhiên vẫn có thể ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng thoát vị đĩa đệm nếu thực hiện thăm khám, chữa trị sớm và áp dụng đúng phương pháp.

Tại các cơ sở y tế hiện nay đang áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến như Chiropractic vào quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm với tỷ lệ thành công hơn 95%. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn áp dụng thêm một số biện pháp vật lý trị liệu khác như kéo giãn cột sống bằng máy DTS, chiếu ánh sáng hồng ngoại IR, chiếu tia Laser cường độ cao, thực hiện điện xung, sóng xung kích, kết hợp châm cứu, bấm huyệt… để mang lại hiệu quả, giúp mau chóng phục hồi các tổn thương.

Song song với việc điều trị theo các phương pháp hiện đại thì việc sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng chung trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, một sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích người bệnh sử dụng chính là Cốt Thoái Vương. Đây là sản phẩm thiên nhiên được thiết kế chuyên biệt cho các bệnh lý liên quan tới xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau mỏi vai gáy… Với chiết xuất từ dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương… ngoài tác dụng giảm đau hiệu quả các chứng đau lưng, đau vai gáy, tê bì tay chân, sản phẩm Cốt Thoái Vương còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho xương, khớp nhanh chóng tái tạo, phục hồi cấu trúc, từ đó ngăn ngừa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm rất tốt.

cot-thoai-vuong.webp

Cốt Thoái Vương hiệu quả tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Xuất hiện gần 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Cô Lê Thị Lai (sinh năm 1959, trú tại 180 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh) chia sẻ cách đẩy lùi thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả:

Sau đây là 2 lời khuyên của TS.BSCKII Mai Thị Minh Tâm giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả: Khi bê vác, thay đổi tư thế đột ngột thì đĩa đệm có thể bị lệch, cần chú ý các tư thế, bên cạnh đó có thể uống bổ sung thêm Cốt Thoái Vương.

Thoát vị đĩa đệm có thể biến chứng rất nguy hiểm nên người bệnh cần phát hiện bệnh sớm nhất để có các biện pháp kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa bệnh trở nặng khó điều trị. Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ