Thoái hóa khớp gối là một bệnh thường gặp với khả năng gây tàn phế cho người cao tuổi cao thứ hai trên thế giới, với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Nghĩa là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì 1 người hoàn toàn không thể đi lại. Chính vì vậy nên chúng ta cần phải biết bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng ra sao để từ đó tìm ra cách điều trị hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn; từ đó sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối. Thoái hoá khớp gối là bệnh hay gặp trong các bệnh khớp, ở những người lớn tuổi, cả nam và nữ. Khoảng > 50% số người trên 65 tuổi có hình ảnh X-quang thoái hóa khớp gối cấp.
Hầu hết các bệnh nhân thoái hoá khớp không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có 5-15% số người bệnh có triệu chứng lâm sàng khi đó được gọi là bệnh thoái hoá khớp.Bình thường, sụn khớp gối đóng vai trò như lớp đệm che chắn, bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Nhưng nếu có hiện tượng thoái hóa khớp gối, sụn khớp sẽ bị hao mòn dần tới mức chúng không thể che phủ toàn bộ đầu xương, dẫn đến tình trạng cọ sát giữa xương đùi và xương chày, gây đau đớn cho người bệnh.
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp gối
>>Xem thêm: Bài tập yoga trị đau lưng hiệu quả nhanh
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối là gì?
Có một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối đó là:
Tuổi tác của cơ thể
Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm. Sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo. Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn do dây chằng trước của khớp gối yếu dần.
Do chấn thương
Các chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến các dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao quanh khớp gối. Một số chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm: Rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, đau hông hay đau chân.
Các loại bệnh viêm khớp
Bệnh viêm xương khớp: Hay còn được gọi là viêm khớp thoái hóa, đây là bệnh viêm khớp thường gặp nhất. Đó là tình trạng sụn ở đầu gối bị hủy hoại do lao động nhiều và do tuổi tác.
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến gần như bất kỳ khớp nào trong cơ thể của bạn, bao gồm cả khớp gối.
Bệnh thoái hóa khớp gối sau chấn thương
Các yếu tố nguy cơ khác
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề ở đầu gối, bao gồm:
- Hội chứng đau bánh chè: Là bệnh thường gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người đã có một dị tật nhỏ ở xương bánh chè. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ cơn đau ở giữa xương bánh chè và các xương đùi dưới.
- Cân nặng quá mức: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng gánh nặng trên các khớp đầu gối của bạn, thậm chí cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ cao khiến bạn bị thoái hóa khớp do thúc đẩy nhanh sự phân hủy sụn khớp.
- Tật bẩm sinh: Một số bất thường về cấu tạo cơ thể, chẳng hạn như có một chân ngắn hơn, đầu gối và bàn chân lệch- đó cũng là nguy cơ khiến bạn dễ bị chấn thương đầu gối hơn.
- Cơ thiếu linh hoạt hoặc yếu cơ: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương đầu gối. Cơ bắp khỏe mạnh giúp hỗ trợ cho đầu gối nâng sức nặng của cơ thể tốt hơn.
- Một số môn thể thao: Một số môn thể thao đặt gánh nặng trên đầu gối của bạn hơn những môn khác. Trượt tuyết, bóng rổ hay các môn đòi hỏi phải chạy nhiều đều làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối.
Chấn thương trước đó: Đã từng có một chấn thương đầu gối trước đó, làm tăng khả năng bạn bị chấn thương đầu gối thêm một lần nữa.
Như trường hợp của cô Trần Thị Tuyết (sinh năm 1956 tại thôn Tô Hải, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình – SĐT: 0392669745) cũng bị thoái hóa khớp gối do tuổi tác, loãng xương. Tình trạng khiến cô đau nhức, đi không được, đứng không xong.
>>Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ gặp một số biểu hiện sau:
- Đau nhẹ khớp gối thường xuyên, cơn đau tăng dần khi vận động, di chuyển, đau chủ yếu về ban đêm. Khi co duỗi chân nghe có tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở đầu gối.
- Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc cử động gần như là không thể, phải mất khoảng 10 – 30 phút sau đó mới cảm thấy dễ chịu và di chuyển được.
- Khó vận động, đi lại do khớp gối bị cứng và đau. Người bệnh cảm thấy nhấc chân khó, đi tệp tễnh, ngồi xuống đứng lên cũng khó khăn.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống. Nhất là khi đứng lên rất khó khăn, nhiều trường hợp người bệnh phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác hoặc phải vịn vào thứ gì đó làm điểm tựa mới đứng dậy được.
- Đau khi leo cầu thang. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng thoái hóa khớp gối. Người bị thoái hóa khớp gối khi leo cầu thang thường có tiếng kêu lục cục, răng rắc. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân không thể bước lên cầu thang vì quá đau hoặc không co được chân đủ để bước lên bậc.
- Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu thực hiện chọc hút dịch để làm giảm đau và sưng đầu gối.
- Khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp. Đây là biểu hiện khi bệnh thoái hóa khớp gối đã phát triển nặng và sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động.
Cô Tuyết bị thoái hóa khớp gối
Quay lại với tình trạng bệnh của cô Tuyết, bị thoái hóa khớp gối nên cô cũng không tránh khỏi việc phải chịu đựng các triệu chứng trên. Cô tâm sự: “Tôi bị đau nhức 2 khớp bánh chè ở gối, không đi được, đi bộ 10-20m là đau, không leo cầu thang được, không vận động được. Đau nhức cả đêm lẫn ngày, đau quá đêm ngủ phải gác chân lên gối, xoa thuốc giảm đau. Tôi đến bệnh viện đo độ xương ở chân thì bác sĩ kết luận bị loãng xương và thoái hóa hai xương bánh chè ở đầu gối. Hồi Tết 2019, tôi đi tiêm 4 mũi trong nửa tháng, tiêm trực tiếp vào đầu gối, uống cả thuốc ngoại nhập nhưng không bớt”.
>>Xem thêm: Đau khớp gối khi leo cầu thang, tình trạng này có nguy hiểm không?
Giảm đau, cải thiện thoái hóa khớp gối nhờ vào uống Cốt Thoái Vương
Cô Tuyết đã từng uống Cốt Thoái Vương cách đây 2,5 năm trước để cải thiện tình trạng gai cột sống nên khi bị đau khớp gối, chữa mãi không khỏi, tháng 2/2019, cô lại tiếp tục mua Cốt Thoái Vương về uống. Cô uống kiên trì với liều 4 viên/ngày. “Do tháng đầu đau nhiều, tôi uống Cốt Thoái Vương kết hợp thoa thuốc. Sang tháng thứ 2, đau nhức đã thuyên giảm nên tôi chỉ uống Cốt Thoái Vương”, cô Tuyết kể lại.
Được biết Cốt Thoái Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, đốt sống thay thế; Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng an toàn mà không có tác dụng phụ.
Sản phẩm có phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm; cùng các vitamin B (B1, B2), vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống từ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm. Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức đầy đủ cho người bị thoái hóa khớp gối, giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp một cách an toàn.
Chính nhờ các tác dụng trên mà khi dùng Cốt Thoái Vương được hơn 2 tháng, cô Tuyết đã đi bộ được 1km mà không thấy đau nhức nữa. Cô vui mừng chia sẻ: “Tôi cũng không phải kê gối khi ngủ, không phải thức dậy giữa đêm để thoa thuốc. Tôi rất mừng vì không còn bị chứng đau nhức khớp gối hành hạ nữa.”
Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoái hóa khớp gối cho cô Tuyết
Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người tiêu dùng sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương
Anh Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1966 – SĐT: 0919.763.726) trú tại số nhà 221 đường Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từng bị thoái hóa cột sống lưng, gai cột sống, bỏ nghề lái ghe. Cùng tìm hiểu câu chuyện đầy bất ngờ này của anh.
Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người đẩy lùi thoái hóa xương khớp bằng Cốt Thoái Vương TẠI ĐÂY
Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Cốt Thoái Vương
Dầu vẹm xanh có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho xương khớp. Vậy cách giảm đau bằng Đông y nhờ dầu vẹm xanh là như thế nào? Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân giải đáp:
Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về các phương pháp đẩy lùi thoái hóa cột sống TẠI ĐÂY
Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh thoái hóa khớp gối và cách đẩy lùi bệnh của cô Trần Thị Tuyết. Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
Khánh Vũ