Bạn thường biết đến đau vùng thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Nhưng thực tế, tư thế sinh hoạt chưa phù hợp cũng góp phần quan trọng khiến lưng của bạn luôn trong tình trạng “báo động”. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đến từ Hiệp hội Cột sống Anh (The British Chiropractic Association) đã chứng minh điều này. Hãy tham khảo nhé!
Đau mỏi vùng thắt lưng do sai tư thế
Bình thường, chúng ta có thể cúi ngửa, uốn lưng, xoay lưng trái phải mà không gặp bất cứ cơn đau nhức nào. Cột sống lưng chắc khỏe, vừa giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể lại giúp vận động linh hoạt. Nhưng khi bạn vận động sai tư thế, đặc biệt phải làm những việc như nâng, kéo hoặc có những động tác khiến cột sống của bạn bị xoắn, điều này làm căng cơ, chấn thương cột sống, gia tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. Tất cả đều gây ra những cơn đau thắt lưng âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng còn bị đau cấp tính bộc phát dữ dội.
Đau mỏi vùng thắt lưng làm vận động khó khăn
Đau vùng thắt lưng cấp tính xảy ra đột ngột, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay các tư thế sai khác, dù là làm việc nhẹ trong văn phòng. Sau giai đoạn cấp tính, bệnh nhân sẽ hết đau hoặc diễn biến thành đau mạn tính. Khi tình trạng đau thắt lưng kéo dài trên 2 tháng thì được coi như mạn tính. Khoảng 10-15% bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính xuất phát từ những cơn đau cấp tính không được điều trị kịp thời.
Đau thần kinh tọa là một biến chứng trầm trọng của đau vùng thắt lưng, đa số xảy ra do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nhân đi lại khó khăn, thắt lưng bị vẹo sang một bên, có khi đau không chịu nổi phải bò lết, thậm chí có thể gây liệt chi dưới.
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng cấp, tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh xuất hiện. 90% đau thắt lưng cấp ở người trẻ tuổi có nguyên nhân từ cột sống, do chấn động cơ học khi thực hiện một động tác gắng sức hay sai tư thế. Chấn thương có thể rất nhẹ nên bệnh nhân không nhận biết. Đối với người lớn tuổi, tình trạng lún đốt sống do loãng xương là nguyên nhân thường gặp, nhưng phổ biến nhất là do chấn thương (do nghề nghiệp, khi chơi thể thao, tai nạn…), hoặc những tác động trong quá trình lão hóa của cơ thể.
Tư thế ngồi gây đau vùng thắt lưng
Đau vùng thắt lưng đặc biệt phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may, thợ xây… những nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng khom lưng trong thời gian dài. Khi cột sống bị tổn thương, các khối cơ phải kiêm luôn cả việc chống đỡ cho cột sống. Nếu việc “kiêm nhiệm” này kéo dài, các khối cơ chống đỡ vùng thắt lưng sẽ suy yếu, khiến tư thế bị “đổ” xuống. Tư thế trên nếu duy trì trong thời gian dài sẽ làm giãn các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng, cơn đau xuất hiện. Đặc biệt, nếu không chú ý điều chỉnh tư thế xấu, lâu ngày sẽ làm biến dạng các đốt sống, lúc ấy đau sẽ xuất hiện thường xuyên và khó đáp ứng với các liệu pháp điều trị. Gần đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu và phát hiện ra những tư thế khiến bạn bị đau vùng thắt lưng.
>> Xem thêm: Bệnh thoái hóa cột sống lưng ở thanh niên xảy ra do đâu?
Tư thế dẫn tới đau vùng thắt lưng
Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Cột sống Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 1.200 phụ nữ. Kết quả cho thấy, ¼ số trường hợp trong độ tuổi 34 bị đau lưng kéo dài từ 1-3 ngày.
Những người có tư thế “tháp nghiêng” (đầu nghiêng về phía trước) thì dễ bị đau lưng. Cụ thể, 6 trong 10 người ở nhóm đối tượng này bị đau ở lưng và 3 trong 10 trường hợp bị cơn đau hành hạ mỗi ngày. Tư thế “cây cầu” với lưng cong là tư thế xấu thứ hai đưa bạn đến gần hơn với nguy cơ đau lưng. Tiếp đó là tư thế “cái thìa” với lưng cong và vai tròn cũng dễ gây đau.
Trong khi đó, những phụ nữ có tư thế “flat-pack” (giữ lưng thẳng) thì hầu hết tránh được nguy cơ bị đau. 1/5 trong nhóm đối tượng này chưa bao giờ phải chịu đựng cơn đau ở lưng và cổ.
Tư thế cơ thể quyết định nguy cơ đau lưng của bạn
Tim Hutchful, một thành viên của Hiệp hội Cột sống Anh nói: “Việc chú ý tới tư thế của mình khi nhìn nghiêng có thể xác định yếu tố khởi phát đau lưng và đau cổ. Một tư thế hoàn hảo là khi nhìn nghiêng thì tai, vai, hông, đầu gối và mắt cá chân của bạn tạo thành một đường thẳng”. Một cách khác là bạn có thể đứng thư giãn kết hợp với bài tập cơ bụng nhẹ nhàng. Khi ngồi, bạn nên để trọng lượng dồn vào vai và hông.
>>Xem thêm: Giải đáp khúc mắc: Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Duy trì tư thế đúng kết hợp uống Cốt Thoái Vương giúp cải thiện đau vùng thắt lưng
Trong mọi sinh hoạt đơn giản hàng ngày từ tư thế ngồi làm việc, đi đứng… nếu bạn không thực hiện đúng thì rất dễ gây đau vùng thắt lưng do một số bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… Bởi vậy, duy trì tư thế đúng là một yếu tố quan trọng giúp mọi người ngăn ngừa và cải thiện những chứng bệnh này.
Hiện nay, để cải thiện đau vùng thắt lưng, tại nước ta, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích người bệnh kết hợp áp dụng những biện pháp khác nhau như: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên… và dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên như Cốt Thoái Vương.
Sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với nhũ hương, thiên niên kiện, các vitamin và khoáng chất để nâng đỡ cột sống khỏe mạnh hơn. Sản phẩm giúp giảm đau, chống viêm góp phần làm giảm các triệu chứng đau, sưng, viêm. Cốt Thoái Vương còn giúp bổ sung sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, góp phần giúp xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa. Như vậy, Cốt Thoái Vương vừa có công dụng giảm đau, đồng thời lại cải thiện được sự chắc khỏe của xương khớp, cột sống, an toàn cho người sử dụng.
Cốt Thoái Vương giúp giảm đau vùng thắt lưng
Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Cô Trần Thị Tuyết (Thái Bình - SĐT: 0392669745) bị đau nhức lưng dữ dội, đau âm ỉ suốt ngày suốt đêm. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của cô. Cô chia sẻ:
Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện đau lưng bằng Cốt Thoái Vương
* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia
Để hỗ trợ điều trị đau lưng chúng ta nên có chế độ ăn uống, luyện tập như thế nào? Câu trả lời sẽ được chuyên gia Nguyễn Đình Bách giải đáp trong nội dung video sau:
Xem thêm: Bị đau lưng do thoái hóa cột sống L3-L4-L5, gai ngang S1 phải làm sao? Chuyên gia tư vấn TẠI ĐÂY
Như vậy, bạn đã biết các tư thế gây đau vùng thắt lưng rồi phải không? Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
Khánh Vũ